Vùng Đông Quảng Nam sẽ là động lực cho dải đất miền Trung
Vượt qua những thách thức, hiện nay, bức tranh của vùng Đông Quảng Nam đã thay đổi hoàn toàn, từ những đô thị cao cấp đến trung tâm công nghiệp, du lịch ven biển dần được định hình. Đặc biệt, sự đóng góp lớn từ kinh tế vùng đông đã tạo động lực phát triển kinh tế cho cả khu vực miền Trung.
- 03-05-2021Thu hút FDI tại Đồng Nai, Hà Nội, Tiền Giang, TP. HCM ra sao trong 4 tháng đầu năm?
- 03-05-2021Bloomberg: Indonesia tăng tốc trong cuộc đua FDI với Việt Nam và Singapore, đặc biệt muốn thu hút các nhà sản xuất pin và xe điện
- 02-05-2021Người dân trở lại Hà Nội sau nghỉ lễ 30/4 và 1/5 buộc phải khai báo y tế
Miền cát trắng nở hoa
Từ vùng đất cát khô cằn trước đây, vùng Đông Quảng Nam đang đổi thay từng ngày. Với hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện, nhiều cơ sở kinh tế hình thành, trong đó có nhà máy với quy mô lớn mang tầm quốc gia đã tham gia giải quyết việc làm. Từ đó, đời sống người dân trong vùng được nâng cao, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận.
Đến nay, vùng Đông đã hình thành một số dự án động lực quy mô lớn như Khu đô thị - du lịch Nam Hội An với tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD, Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An, Khu công nghiệp Tam Thăng thu hút tổng cộng 27 dự án với các nhà đầu tư chiến lược như: Công ty Hyosung, Công ty Panko, Công ty Ducksan, Công ty Moon Chang (Hàn Quốc); Công ty Aman (Đức)... với tổng vốn đăng ký trên 584 triệu USD, trong đó 14 dự án đã đưa vào hoạt động sử dụng trên 9.000 lao động và 13 dự án đang triển khai xây dựng.
Đặc biệt, Khu công nghiệp THACO Chu Lai gồm các dự án công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ; nông - lâm nghiệp; cảng và hậu cần cảng (Khu cảng, logistics và phi thuế quan); khu đô thị và du lịch do Tập đoàn THACO (Trường Hải) đầu tư, có tổng vốn thực hiện đến nay hơn 80.500 tỷ đồng, đóng góp từ 50-60% thu ngân sách toàn tỉnh.
Đơn cử như vùng Đông huyện Duy Xuyên, Thăng Bình từ khi đường Võ Chí Công (tuyến đường 129) và cầu Cửa Đại hoàn thành, đi vào sử dụng đã biến vùng Đông của các huyện này trở thành khu vực có vị trí thuận lợi, có mối quan hệ gắn bó mật thiết trong không gian phát triển kinh tế với TP. Đà Nẵng và các địa phương phía nam.
Vùng Đông Quảng Nam đã thay đổi hoàn toàn, từ những đô thị cao cấp đến trung tâm công nghiệp, du lịch ven biển dần được định hình.
Trong 5 năm qua, đã có hàng loạt dự án đầu tư đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, vui chơi giải trí được cấp phép đầu tư tại vùng phía Đông thuộc các huyện Thăng Bình và Duy Xuyên. Nổi bật như dự án Khu phức hợp du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nam Hội An với các hạng mục như: Khu nghỉ dưỡng ven biển, khu vui chơi giải trí và khu nông nghiệp công nghệ cao, sân golf 18 lỗ… tạo sản phẩm mới cho ngành du lịch tỉnh Quảng Nam. Còn dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An được triển khai trên diện tích 985 ha (với tổng vốn đăng ký 4 tỷ USD) cũng đã hoàn thành giai đoạn 1, tạo ra hơn 2.000 việc làm cho người lao động địa phương, đóng góp thuế đáng kể vào ngân sách Quảng Nam.
Theo ông Nguyễn Thế Đức, Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên, hiện nay đời sống người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn và đô thị khang trang, đổi thay so với trước khi có loạt dự án đến đầu tư, đặc biệt là dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Nam Hội An. Đa số người dân đều làm nghề biển, giờ kết hợp làm thêm dịch vụ, thương mại để nâng cao đời sống.
Theo ông Đức, huyện Duy Xuyên sẽ từng bước hoàn chỉnh mạng lưới thương mại - dịch vụ trên địa bàn, phấn đấu toàn ngành dịch vụ tăng trưởng 15% so với năm 2020. Tiếp tục kêu gọi đầu tư các khu dân cư tại thị trấn Nam Phước, Bàn Thạch, Kiểm Lâm nhằm góp phần đa dạng hóa, mở rộng hạ tầng thương mại - dịch vụ. "Chúng tôi luôn chú trọng phục hồi lại các lễ hội truyền thống nhằm gìn giữ văn hóa truyền thống, phát huy bản sắc dân tộc, quê hương và thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan. Đặc biệt là kêu gọi, hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát, đầu tư, triển khai các dự án phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn", ông Nguyễn Thế Đức cho hay.
Đưa vùng Đông "cất cánh"
Trong giai đoạn năm 2021-2025 và hướng đến năm 2030, đứng trước những thách thức của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những cơ hội mới, trên cơ sở khắc phục những khó khăn tồn tại, yêu cầu đặt ra đối với Khu kinh tế mở Chu Lai và vùng Đông phải là khu vực động lực để phát triển tỉnh Quảng Nam.
Ông Lê Vũ Thương, Trưởng Ban Khu Kinh tế mở Chu Lai nhận định, ngay từ ngày đầu thành lập, Khu kinh tế mở Chu Lai và vùng Đông đã được kỳ vọng sẽ kết nối với Đà Nẵng, Khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc và Khu công nghiệp lọc hoá dầu Dung Quất - Quảng Ngãi phát triển thành một chuỗi đô thị có khả năng phát triển kinh tế cao. Khu vực này sẽ tạo thế hài hòa trong chiến lược phát triển các vùng lãnh thổ của cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam, là cửa ngõ cho vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và tiểu vùng sông Mêkông thông ra với thế giới bên ngoài, trong đó thể hiện chuỗi liên kết phát triển và sự phân hóa, bổ sung trong thu hút đầu tư.
Theo ông Lê Vũ Thương, việc phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, lựa chọn các nhà đầu tư có thương hiệu, đổi mới và đa dạng hóa loại hình du lịch phù hợp với lợi thế của Quảng Nam nói chung và vùng Đông nói riêng là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, các vấn đề như công tác quản lý hiện trạng và bồi thường, GPMB và tái định cư, việc làm và an sinh xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực qua đào tạo phục vụ cho dự án đầu tư còn thiếu. Đặc biệt, hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông kết nối các khu chức năng, giao thông đối ngoại cần phải đầu tư đồng bộ nhưng nguồn vốn đầu tư sẽ còn hạn chế do co kéo nhiều mục tiêu phát triển.
"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có chính sách thu hút đầu tư phù hợp nhằm kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có thương hiệu quốc tế, tạo ra các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Đồng thời, tiếp tục triển khai lập, phê duyệt quy hoạch phân khu các khu chức năng trong Khu kinh tế mở Chu Lai để cụ thể hóa quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh. Đặc biệt, xây dựng chính sách, thể chế cho các khu phi thuế quan và dịch vụ logistics, xây dựng chính sách hỗ trợ cho khu công nghiệp công nghệ cao, gắn với vai trò phát triển từng khu để tạo động lực mới trong phát triển…", ông Thương thông tin.
Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các Công trình giao thông tỉnh Quảng Nam cho biết, trong giai đoạn 2021-2025 tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện tuyến đường Võ Chí Công từ cầu Cửa Đại đến sân bay Chu Lai đúng theo thiết kế kỹ thuật. Bên cạnh đó, Quảng Nam sẽ kết nối tuyến đường Võ Chí Công lên các tuyến đường Quốc lộ 1A, cao tốc và nối lên miền núi, qua Lào, Thái Lan cùng Tây Nguyên. Các tuyến đường này sẽ hình thành một bức tranh hoàn chỉnh về kết cấu hạ tầng của vùng Đông tỉnh Quảng Nam.
"Hiện tỉnh Quảng Nam đang hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống cảng Chu Lai thành cảng loại I để cập nhật vào quy hoạch hệ thống cảng Quốc gia làm cơ sở pháp lý kêu gọi các dự án động lực đầu tư vào các khu chức năng. Đa dạng hóa nguồn lực để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông trục chính, nạo vét tuyến luồng mới Cửa Lở cho tàu 5 vạn tấn và hạ tầng cảng để phát triển mạnh dịch vụ giao nhận thành Trung tâm logistics hàng hải, khu cảng thương mại, cảng du lịch. Đề xuất lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính, có tầm nhìn chiến lược để quy hoạch và đầu tư sân bay Chu Lai thành sân bay Quốc tế", ông Tâm cho hay.
Nhà đầu tư