MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Vườn Chim" - Nuối tiếc một đời của ông Trương Gia Bình và nỗi đau của Cofounder Visky: Khi mắc bệnh "đột kim", doanh số cán mốc tỷ USD, một công ty lớn khó có thể dung dưỡng một startup không làm ra tiền!

09-12-2019 - 08:34 AM | Doanh nghiệp

"Nếu được quay lại tuổi 20, anh sẽ làm điều gì khác đi?" "Anh sẽ không bỏ Vườn Chim của anh" - Màn đối đáp giữa CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn và Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình đã khiến "người cũ" của Vườn Chim buông lời cảm thán: "Vườn Chim đã bị vặt trụi lông và đem quay khi chưa kịp bay cao". Vườn Chim có tên chính thức là dự án Visky 2.0, học hỏi mô hình làm việc của Google, với một loạt nhân sự "có số có má" như Trần Anh Dũng (giờ là CEO MOG), Hiếu Orion, nhà sáng lập báo Toán Tuổi thơ Lê Thống Nhất…

Tại màn đối đáp mới đây giữa CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn và Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình, khi được "đàn em" hỏi nếu được quay lại tuổi 20, ông sẽ làm điều gì khác đi, ông Bình lập tức trả lời: "Anh sẽ không bỏ Vườn Chim của anh".

Ông Bình kể, vào năm 2006, mặc dù vẫn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm CEO FPT, nhưng ông "nhường" việc vận hành cho anh em để mình đi " startup ".

"Trí tuệ Việt Nam là Facebook đầu tiên trên thế giới. ViTalk chính là WeChat… Về ý tưởng là có, chứ không phải không có. Hỏi có người không? Có. Chỉ có "dốt" mỗi một điều thôi, là lắng nghe anh em quá! Tin quá! Anh em bảo là: "Ôi, cái này không có tiền, thôi không làm nữa". Hỏi "Tại sao không có tiền không làm?", bảo "Không có tiền thì không làm". Thế là bỏ", ông Bình nhắc lại đầy nuối tiếc.

Sau khi nghe màn đối đáp trên, một trong bốn nhà sáng lập Vườn Chim năm ấy - ông Trần Anh Dũng, nay là CEO MOG - chia sẻ trên trang cá nhân: "Xem đoạn đối thoại giữa anh Trương Gia Bình và Sơn Trần mà nhói đau khi nhắc đến Visky. Thật tiếc là Vườn Chim đã bị vặt trụi lông và đem quay khi chưa kịp bay cao".


Vườn Chim - mộng ước "Google Việt Nam" của ông Trương Gia Bình

Vườn Chim - Nuối tiếc một đời của ông Trương Gia Bình và nỗi đau của Cofounder Visky: Khi mắc bệnh đột kim, doanh số cán mốc tỷ USD, một công ty lớn khó có thể dung dưỡng một startup không làm ra tiền! - Ảnh 1.

Vườn Chim - dự án startup của ông Bình có tên chính thức là dự án Visky 2.0, với đầu tư khởi điểm 2 triệu USD (theo thông tin nhà sáng lập Vườn Chim chia sẻ trên Doanh nhân Sài Gòn), chuyên về nội dung số, một dự án nằm trong chiến lược "Vì công dân điện tử" (e-citizen) FPT vạch ra năm 2007, nhắm hướng trở thành tập đoàn Kinh tế - Công nghệ hàng đầu Việt Nam.

Visky mang hàm ý "bầu trời Việt Nam". Khu làm việc được thiết kế với cảm hứng từ Google, với bàn bi-da, dàn karaoke, phòng ngủ... Lý giải cho cái tên "Vườn Chim", Người Lao động ngày ấy cho biết theo tính chất công việc, họ gọi những thành viên sáng lập là "rùa", vị trí khó thể thay thế được. Đội ngũ viết chương trình, trực tiếp sáng tạo các ứng dụng được gọi là "chim" - những chú chim nhảy từ dự án này sang dự án khác trong "Vườn", với tấm danh thiếp không chức danh, chỉ bao hàm vỏn vẹn tên công ty, tên nhân viên và thông tin liên lạc.

Những "anh tài" của Vườn Chim phải kể đến ông Trần Anh Dũng (nay là Founder kiêm CEO MOG), Trần Chí Hiếu (Hiếu Orion), nhà sáng lập tờ báo Toán Tuổi thơ - TS. Lê Thống Nhất, ông Đỗ Hữu Hưng (nay là CEO Accesstrade Việt Nam)…

Chia sẻ trong báo cáo thường niên năm đó, FPT cho rằng "Đây là chiến lược được ứng dụng và triển khai trên nền Internet và thiết bị di động, hứa hẹn khai thác tối đa những tiến bộ công nghệ tương lai, khai thác hiệu quả hơn những dịch vụ FPT đang cung cấp và đem lại lợi nhuận vượt trội trong tương lai".

Vườn Chim - Nuối tiếc một đời của ông Trương Gia Bình và nỗi đau của Cofounder Visky: Khi mắc bệnh đột kim, doanh số cán mốc tỷ USD, một công ty lớn khó có thể dung dưỡng một startup không làm ra tiền! - Ảnh 2.

Visky trong cơ cấu tổ chức của FPT năm 2008, với mô hình dự án


Căn bệnh "đột kim", mốc doanh thu 1 tỷ USD và môi trường công ty lớn không thể dung dưỡng một startup không làm ra tiền?

Vườn Chim - Nuối tiếc một đời của ông Trương Gia Bình và nỗi đau của Cofounder Visky: Khi mắc bệnh đột kim, doanh số cán mốc tỷ USD, một công ty lớn khó có thể dung dưỡng một startup không làm ra tiền! - Ảnh 3.

3 năm tồn tại, Vườn Chim cho ra đời một loạt sản phẩm nội dung số khá ấn tượng như ViTalk (hoạt động tương tự WeChat), ViMua (mô hình tương tự Lazada), ViKim (mô hình tương tự Momo), và một loạt "Vi" khác như Vihuni, Vinaanh, Vicongdong, Vibeyeu, ViMap, ViOlympic, Violet… với tầm nhìn trở thành một MegaApps.

Ý tưởng vượt trội, tầm nhìn xa, nhân tài hội tụ… Cái sai duy nhất của Vườn Chim có lẽ là sai thời điểm

"Cái ngày ấy nếu FPT làm tới cùng và ngày ấy nếu chúng tôi không ngây ngô, ngày ấy nếu làm vì sứ mệnh phụng sự xã hội như các lãnh đạo vừa tuyên thệ, ngày ấy nếu chúng tôi làm khác, ngày ấy nếu có niềm tin, ngày ấy nếu ...

Thì giờ đã có FPT 2.0, Vitalk đã biến thành Zalo, ViMua đã biến thành Lazada + Adayroi + Sendo, ViEdu đã biến thành ViOlympic.vn + Topica + BigSchool + Gotit + Funix, ViKim đã biến thành Momo + 123pay + Payoo, Vimuzic đã biến thành Nhaccuatui + Zing MP3", Cofounder Vườn Chim chia sẻ đầy tiếc nuối trên trang cá nhân sau khi rời FPT.

Ý tưởng vượt trội, tầm nhìn xa, nhân tài hội tụ… Cái sai duy nhất của Vườn Chim có lẽ là sai thời điểm.

13/12/2006, FPT lên sàn. 170 người của FPT bỗng chốc trở thành triệu phú USD. Tập đoàn này đã mắc một căn bệnh mà nhiều người sau này gọi đó là bệnh "đột kim" - bỗng dưng có quá nhiều tiền.

Năm 2007, FPT đầu tư vào một loạt lĩnh vực không phải mảng cốt lõi như tài chính, ngân hàng, với CTCP Chứng khoán FPT (FPT Securities, vốn góp 25%), CTCP Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital, vốn góp 33%), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TienPhongBank, vốn góp 15%). Năm tiếp theo lấn sang cả bất động sản với Công ty TNHH Bất động sản FPT (FPT Land, vốn góp 100%).

Năm 2008, FPT cán mốc doanh thu 1 tỷ USD, đồng thời đánh dấu quá trình chuyển giao quyền lực chính thức - ông Nguyễn Thành Nam lên thay ông Trương Gia Bình ở cương vị Tổng Giám đốc (Báo cáo thường niên năm 2008 của FPT cho biết thời điểm chính thức trên giấy tờ cho việc chuyển giao này là ngày 13/4/2009).

Dường như việc có quá nhiều tiền của FPT lại dẫn đến kết cục không khả quan của Vườn Chim. Cuối tháng 7, một trong bốn nhà sáng lập Vườn Chim trải lòng trên trang cá nhân: "Bị vặt trụi lông rồi thả cho chạy bộ để săn da chắc thịt để bắt về làm thịt. Các bô lão nhà ta cao tay thật".

Vườn Chim - Nuối tiếc một đời của ông Trương Gia Bình và nỗi đau của Cofounder Visky: Khi mắc bệnh đột kim, doanh số cán mốc tỷ USD, một công ty lớn khó có thể dung dưỡng một startup không làm ra tiền! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Chỉ ít ngày sau đó, FPT, ngày ấy dưới quyền điều hành của ông Nguyễn Thành Nam , công bố văn bản chính thức, đưa Vườn Chim - Visky thành công ty cổ phần với tên Việt Thiên FPT (tên tiếng Anh là FPT Visky), với số vốn điều lệ 24 tỷ đồng.

1 năm sau, FPT Visky sáp nhập vào CTCP Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online). Cái tên Visky vĩnh viễn biến mất khỏi các báo cáo niêm yết của FPT.


Từ "Google Việt Nam" thành vườn ươm startup

"… lúc đó cả FPT mắc bệnh "đột kim", bệnh này là do đang nghèo bỗng dưng có rất nhiều tiền. Hồi đó FPT lên sàn thắng lớn nên ai cũng nhiều tiền thành ra mất động lực và mắt bị tiền che mất nên nhìn không quá được 3 năm, sau 3 năm vườn chim không ra tiền thế là đội lãnh đạo bàn nhau vặt chim cụ rồi đem quay, đến mức hàng đêm ở cửa sổ phòng anh Bình tầng 13 vẫn văng vẳng tiếng chim kêu vít sờ ky ... vít sờ kỳ ...

Anh Bình ngẫm lại càng đau ...

Giá như anh Bình du hành đến hôm nay để thấy Tiki thay ViMua thực hiện sứ mệnh, Zalo thay ViTalk, Momo thay ViKim, ... thì chắc vườn chim đã không ra nông nỗi đó", ông Trần Anh Dũng chia sẻ trên trang cá nhân.

Vườn Chim - Nuối tiếc một đời của ông Trương Gia Bình và nỗi đau của Cofounder Visky: Khi mắc bệnh đột kim, doanh số cán mốc tỷ USD, một công ty lớn khó có thể dung dưỡng một startup không làm ra tiền! - Ảnh 5.

Ông Trần Anh Dũng - CEO MOG, Cofounder Visky.

Những "chú chim" làm nên Visky giờ đã tung cánh bay muôn nơi. Ông Trần Anh Dũng cho biết ông học được leadership từ ông Bình, khả năng quản lý team, quản trị kinh doanh… từ những ngày làm ở Vườn Chim. Sau khi rời FPT, ông Dũng về Tinh Vân xây dựng dự án tìm kiếm Xalo. Sau 2 năm thì tách ra, lập MOG.

Ông Lê Thống Nhất tiếp tục startup với BigSchool. Ông Đỗ Hữu Hưng nay là CEO Accesstrade Việt Nam, chuyên về Affiliate Marketing.

Hiếu Orion lập Orion Media Company - công ty chuyên kiến tạo và sản xuất các sản phẩm quảng cáo truyền thông xã hội với 2 kênh giải trí nổi tiếng là Trắng TV và Loa Phường trên YouTube và Facebook. Năm 2017, ông sáng lập ra NAH JSC (trực thuộc Orion Media Company), công ty kết nối các thương hiệu, các nhà quảng cáo với những nhân vật nổi tiếng có tầm ảnh hưởng. Ông Hiếu cũng là một KOL trong lĩnh vực truyền thông, dù mang hơi hướng gây shock. Mới đây, ông cũng gây shock khi gần như khỏa thân trên đèo Mã Pì Lèng.

Vườn Chim - Nuối tiếc một đời của ông Trương Gia Bình và nỗi đau của Cofounder Visky: Khi mắc bệnh đột kim, doanh số cán mốc tỷ USD, một công ty lớn khó có thể dung dưỡng một startup không làm ra tiền! - Ảnh 6.

Hiếu Orion.

Năm 2012, rời FPT sau 8 năm gắn bó, ông Hiếu Orion thú nhận trên trang cá nhân rằng cấp cao nhất ông từng "chửi" tại FPT là Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình, "chửi" qua email, nội dung "chửi" là việc dùng người, cc tới tất cả lãnh đạo Vườn Chim.

Vườn Chim - Nuối tiếc một đời của ông Trương Gia Bình và nỗi đau của Cofounder Visky: Khi mắc bệnh đột kim, doanh số cán mốc tỷ USD, một công ty lớn khó có thể dung dưỡng một startup không làm ra tiền! - Ảnh 7.

Nói về ông Bình, một lãnh đạo cấp cao của FPT cho biết ông là người mơ mộng và thường có những ước mơ viển vông.

"Ở FPT có một người mơ mộng nhất của Việt Nam là anh Bình. Anh Bình bao giờ cũng có những ước mơ viển vông, và rất ngây thơ khi tin vào những ước mơ ấy. Điều kỳ lạ là một số trong số ấy sau vài ba năm cũng thành hiện thực", vị này nói.

Tiếc là Vườn Chim không nằm trong con số trở thành hiện thực ít ỏi ấy.

Theo Bảo Bảo

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên