Vượt qua những nền kinh tế hàng đầu thế giới, Đông Nam Á dẫn đầu đà tăng trưởng của khu vực
Sau nhiều thập kỷ sống dưới cái bóng của các nước láng giềng phía bắc, Đông Nam Á đang dần chiếm lấy vị trí dẫn dắt sự tăng trưởng của khu vực.
- 08-05-2017Startup giá trị nhất Đông Nam Á Garena đổi tên thành Sea, quyết cạnh tranh sống còn với Alibaba
- 21-04-2017Từ vị thế của kẻ 'sao chép', nhiều startup Đông Nam Á giờ đây thậm chí ngồi cùng 'chiếu trên' với các ông trùm Silicon Valley
- 03-04-2017Điều gì sẽ xảy ra khi “Amazon Đông Nam Á” đụng độ Amazon “xịn”?
- 01-04-2017Một doanh nghiệp mạnh vì gạo, bạo vì tiền như Amazon tại sao tới giờ vẫn không thể "lấn sân" sang được thị trường Đông Nam Á?
- 22-03-2017Thái Lan 4.0: Ngôi sao trong ngành công nghiệp hàng không Đông Nam Á
- 04-01-2017Đây là đồng tiền tệ nhất ở Đông Nam Á năm 2016
Theo dữ liệu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng ở khu vực ASEAN 5, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam sẽ vược quá 5% vào năm 2022. Trong khi đó, mức tăng trung bình ở Bắc Á chỉ là 3%.
Weiwen Ng, chuyên gia kinh tế tại Singapore, nhận định: “Sự kết hợp của những yếu tố tích cực, chẳng hạn như nhân khẩu học, giúp chi phí lao động thấp hơn hay tăng sức tiêu dùng nội địa. Các nền kinh tế Bắc Á đã trưởng thành hơn nên sự tăng trưởng cũng sẽ khiêm tốn hơn”.
Trong khi Trung Quốc và Nhật Bản đang phải chứng kiến sự sụt giảm trong lực lượng lao động kể từ năm 2015, số người trong độ tuổi lao động ở Đông Nam Á đang tăng lên. Chẳng hạn như Philippines, số người trong độ tuổi từ 15 đến 65 sẽ tăng 1,9% trong năm 2017. Với Malaysia, con số này là 1,6%.
Triển vọng mạnh mẽ của khu vực thu hút các công ty toàn cầu lớn tới đầu tư và mở rộng hoạt động. Coca-Cola mở nhà máy ở Việt Nam và Myanmar trong khi Apple đang xây dựng trung tâm nghiên cứu ở Indonesia. Heineken và những tên tuổi lớn trong lĩnh vực sản xuất bia và đồ uống thế giới đang cạnh tranh để mua cổ phần của công ty sản xuất bia lớn nhất Việt Nam.
Trên thực tế, nhân khẩu học đóng góp nhiều cho sự tăng trưởng của khu vực. Chẳng hạn như người cao tuổi trở thành rào cản với tốc độ tăng trưởng tiềm năng của các nền kinh tế lớn ở Bắc Á trong những năm tới. Ở chiều ngược lại, dân số trẻ giúp các nền kinh tế Đông Nam Á tăng tốc, ngoại trừ Singapore.
Các nước Đông Nam Á cũng đang tăng cường đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn và đầy tham vọng. Theo Ernst & Young LLP, chi tiêu cơ sở hạ tầng ở ASEAN có thể đạt mức trung bình 110 tỷ USD mỗi năm cho tới năm 2025. ASEAN hiện tại có 10 thành viên.
Các dự án này cải thiện khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ và con người trên khắp ASEAN. Tuy nhiên, không thể loại trừ những rào cản tới từ sự khác biệt về hệ thống chính trị, chính sách kinh tế và điều kiện xã hội của từng quốc gia tới quá trình này.
“Sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc hoặc dân túy ở một số quốc gia có thể trở thành trở ngại nếu các quốc gia lùi bước khỏi xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nếu cuối cùng, các nước sát cánh cùng nhau và có tầm nhìn chung thì mục tiêu sẽ đạt được”, Max Loh, chuyên gia về ASEAN và Singapore tại công ty kiểm toán Ernst & Young nhận định.