Vứt bỏ 7 lời nói dối về tiền bạc để không bị lạc lối trên con đường làm giàu và tìm đến thành công
Tất cả mọi người đều sẽ nói dối về tình hình tài chính theo cách này hoặc cách khác. Vậy hãy xem liệu những lời ấy có gây hại gì cho bản thân chúng ta không nhé!
- 05-05-2022Bức tranh vòi nước bị chê xấu xí nhưng đáng giá 4 tỷ đồng: Phóng to 5 lần mới hiểu vì sao
- 05-05-2022Alfa Romeo Giulia đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam: Kiểu dáng mới lạ, ngang cỡ Mercedes C-Class và BMW 3-Series
- 05-05-2022Căn biệt thự "nghèo nhất khu nhà giàu" Ecopark Grand The Island: Tối giản nhưng không hề đơn giản, tinh tế trong từng chi tiết
Liệu bạn có đang thực sự nắm rõ được tình hình tài chính của mình hay không? Đôi khi bạn nghĩ rằng bản thân là người hiểu rõ nhất về số tiền mình có, nhưng trên thực tế, mong muốn có thể sẽ làm lu mờ sự thật. Điều đó khiến bạn tin tưởng vào khả năng tài chính “ảo tưởng” của mình một cách vô thức.
Những lời nói dối về tiền bạc sẽ làm thay đổi suy nghĩ và hành động của bạn trong quyết định về tài chính. Và bởi vì ít chia sẻ vấn đề cá nhân như mức lương với gia đình và bạn bè, nên bạn sẽ dễ dàng bị mắc kẹt trong những lời nói dối mà bản thân tự tạo ra. Cuối cùng, những lời nói dối ấy sẽ gây ra thói quen chi tiêu không hợp lý với năng lực kinh tế.
Bất kể lời nói dối ấy là gì, không bao giờ là quá muộn để thay đổi chúng. Hãy xem một số lời nói dối dưới đây để tránh càng xa càng tốt:
1. Tôi sẽ hạnh phúc nếu có chừng này tiền.
Chỉ với “số tiền này” trong ngân hàng, tôi sẽ giải quyết được nhiều vấn đề và có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Câu nói này có quen thuộc với bạn không? Việc bạn có mục tiêu thu nhập cụ thể là rất tốt, nhưng nếu tin rằng một con số kỳ diệu nào đó sẽ giúp bạn bật công tắc hạnh phúc, thì tốt nhất nên suy nghĩ lại.
Khi bắt đầu lời nói dối này, có nghĩa là chúng ta đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào một con số duy nhất. Và rõ ràng, kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn. Có thể bạn sẽ không bao giờ đạt tới được con số ước mơ ấy, hoặc khi đạt được rồi lại nhận ra rằng nó không làm bạn hạnh phúc như mình nghĩ.
Cũng đừng vì thế mà vội nản lòng, các nghiên cứu cho thấy quá trình nỗ lực để đạt tới con số ấy sẽ khiến chúng ta cảm thấy thỏa mãn dù cho có hoàn thành mục tiêu hay không.
2. Tôi xứng đáng với điều đó, bất kể năng lực tài chính có đáp ứng được hay không.
“Tôi đã làm việc rất chăm chỉ và ít khi mua sắm gì đó cho bản thân”.
“Ai biết khi nào chúng ta sẽ chết chứ, mỗi người chỉ sống 1 lần mà thôi”.
“Tôi đang nhận được một hợp đồng lớn!”.
Đây chỉ là những cái cớ mà chúng ta dùng để thuyết phục bản thân rằng việc mua một thứ gì đó ngoài khả năng kinh tế là bình thường.
Dù số tiền được sử dụng để mua gì, thì mục đích duy nhất của chúng là xoa dịu sự khao khát một thứ gì đó mà có thể chính bạn biết rằng nó chẳng cần thiết đến vậy.
3. Tôi có năng lực tài chính mạnh mẽ.
Khi đối mặt với sự cám dỗ, hầu hết chúng ta đều tự dối lòng rằng bản thân rất giỏi trong việc chống lại nó. Nhưng hãy nghĩ xem, lần cuối mà bạn quyết tâm không mua một thứ mình thích là khi nào? Lần cuối cùng xốc nổi chi tiêu vô tội vạ là lúc nào?
Theo thống kê, người Mỹ bỏ ra trung bình ít nhất là vài trăm USD một tháng cho các khoản mua sắm không cần thiết. Mỗi khi căng thẳng, con người sẽ có xu hướng chi tiêu một cách mất kiểm soát, đó là lý do mà khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, lượng chi tiêu đã tăng 18%.
Thêm vào đó, những người mua sắm bằng thẻ tín dụng có thể đang chi tiêu thường xuyên hơn những gì mà chúng ta thấy. Người sử dụng thẻ tín dụng có mức chi tiêu trung bình cao hơn 10% so với khi dùng tiền mặt, thậm chí còn chưa tính đến các chi phí lãi suất trong trường hợp trả góp cho sản phẩm nào đó.
4. Sau này tôi sẽ tiết kiệm nhiều hơn.
Khi muốn mua món đồ gì đó vào thời điểm hiện tại, mọi người đều tự nhủ rằng sau khi mua xong mình sẽ bắt đầu tiết kiệm nhiều hơn. Trên thực tế, chưa tới 1/6 dân số có khả năng tiết kiệm nhiều hơn 15% thu nhập của bản thân trong khi 1/5 dân số không tiết kiệm được tiền.
Bất kể lý do là gì, khi quyết định sử dụng một số tiền mà đáng lẽ đó là khoản tiết kiệm, thì chúng ta đang ưu tiên hiện tại hơn tương lai.
Và hậu quả sẽ đến vào một ngày nào đó, khi bạn bắt đầu có suy nghĩ nghiêm túc về việc nghỉ hưu. Lúc này, có khả năng bạn phải làm việc cật lực để có thể đạt được số tiền tiết kiệm mong muốn, hay thậm chí là không thể đạt được.
5. Tôi vẫn còn nhiều thời gian để lập kế hoạch tài chính cho tương lai.
Khi nghĩ về tương lai trong 10, 20 hoặc thậm chí là nhiều năm hơn nữa, chúng ta sẽ cảm thấy khoảng thời gian đó vẫn còn rất xa vời. Khi nhận thấy có nhiều thời gian, ta sẽ dễ dàng kiếm cớ cho bản thân để không lập một kế hoạch tiết kiệm.
Lời nói dối này là một cái cớ hoàn hảo cho sự trì hoãn, vì thế mà chúng ta thường xuyên dùng nó khi nhận thấy cảm giác tiêu cực hoặc không chắc chắn về khả năng tài chính trong tương lai. Điều đó sẽ khiến chúng ta nhắm mắt làm ngơ trước những tháng ngày đáng giá đã bỏ qua.
Benjamin Franklin đã từng nói về sự thật nằm sau lời nói dối này: “Thất bại trong việc chuẩn bị, tức là bạn đã chuẩn bị cho sự thất bại”.
6. Có nợ tốt và nợ xấu.
Chúng ta có xu hướng gán giá trị đạo đức cho nợ, coi các khoản thế chấp và khoản vay sinh viên là "nợ tốt", còn nợ thẻ tín dụng là "nợ xấu". Lời nói dối này đã khiến chúng ta có suy nghĩ sai lệch về các khoản nợ. Trên thực tế, tất cả nợ nần đều đi kèm với một chi phí nhất định, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu rằng tất cả khoản vay này sẽ ảnh hưởng đến bản thân như thế nào trong hiện tại và tương lai.
Vì vậy, thay vì tập trung phân biệt “nợ tốt” và “nợ xấu”, hãy biết rõ tổng chi phí lãi phải trả theo thời gian và quyết định xem khoản vay này có thật sự giúp bạn đạt được mục tiêu của mình hay không.
7. Tham vọng quá nhiều là không tốt.
Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng tham lam là sai, nhưng mong muốn nhiều hơn cho bạn và những người thân yêu không phải là điều xấu.
Khi tự nhủ với bản thân nên hài lòng với những gì mình đang có, nghĩa là chúng ta đồng ý với việc ít nỗ lực hơn. Mặc dù chẳng sao cả nếu chúng ta không làm gì đó để cải thiện tình hình tài chính cho tương lai. Lời nói dối về tiền bạc này sẽ kìm hãm, khiến tình hình tài chính khó cải thiện.
Khi chúng ta xem việc khát khao nhiều hơn những gì đang có như một động lực, thì sẽ dễ dàng nắm bắt cơ hội cần thiết để đạt được mục tiêu tiếp theo.
Vậy thì phải làm thế nào để những lời nói dối kia không khiến chúng ta bỏ lỡ cơ hội của bản thân?
Bạn đã từng nói với bản thân những lời nói dối như vậy chưa? Chắc hẳn chúng ta đã từng tự nhủ ít nhất một trong những câu trên khi muốn tiêu tiền, nhưng vẫn mong bản thân cảm thấy nhẹ nhõm. Đó không phải là quyết định tốt nhất cho tài chính của bạn.
Hãy ghi nhớ một sự thật: Chỉ có trung thực mới đi liền với tài chính.
Những gì mà ta tự nhủ với bản thân về tiền bạc sẽ ảnh hưởng tới hành vi tài chính rất nhiều. Nếu bạn không chấp nhận sự thật thì những lời nói dối tưởng chừng vô hại ấy sẽ rút cạn ví đấy! Nó có thể sẽ ảnh hưởng đến nhận thức tài chính, làm tăng sự tự tin vô nghĩa và cản trở bạn trong việc tiết kiệm và tăng thu nhập.
Một khi đã nhận ra những lời nói dối ấy, hãy thiết lập lại suy nghĩ của mình và hành động, hãy đưa ra những lựa chọn tốt hơn và đạt được nhiều tiến bộ hơn trên con đường phát triển trong tương lai.
(Nguồn: Kiplinger)
Pháp luật và bạn đọc