Warren Buffett chỉ ra “con át chủ bài” mà dù tài giỏi tới đâu cũng phải nắm chắc trong tay mới mong có sự nghiệp hanh thông
Thiếu đi kỹ năng giao tiếp và biểu đạt suy nghĩ hay ý muốn của mình thì dù bạn có tài hoa đầy mình hay nỗ lực đến mấy cũng khó có thể làm nên chuyện.
- 21-01-2019Các nhà khoa học biến thành công tế bào ung thư thành tế bào mỡ, hứa hẹn một phương pháp trị liệu vô cùng độc đáo
- 21-01-2019Muốn trở thành người ưu tú nhưng không muốn nỗ lực: Tư duy "trên cơ" sẽ hủy diệt tương lai của bạn!
- 20-01-2019Không cần làm gì cao siêu, mẹ chỉ cần thực hiện điều đơn giản này đã có thể giúp con phát triển toàn diện và thông minh vượt trội
Trong một video mới đây, Warren Buffett đã chia sẻ với một doanh nhân trẻ rằng cách để cách để trở nên đáng giá hơn 50% so với năm ngoái là hãy học cách đầu tư vào bản thân mình. Cụ thể hơn là hãy trau dồi kỹ năng giao tiếp của bạn trên cả hai phương diện là nói và viết.
Nhà tiên tri xứ Omaha nói: "Không thể giao tiếp cũng giống như việc nháy mắt quyến rũ một cô gái nhưng lại ở trong bóng tối - không có việc gì xảy ra cả. Bạn có thể là người vô cùng thông tuệ, am hiểu nhiều thứ trên thế giới, nhưng bạn cũng phải có khả năng truyền tải những điều ấy cho người khác nữa. Và sự truyền tải ấy chính là giao tiếp".
Buffett thừa nhận rằng ông đã từng cảm thấy khiếp sợ việc nói trước đám đông - một hình thức giao tiếp mà bất cứ ai nắm vai trò lãnh đạo cũng đều phải thành thạo. Nhưng tất cả đã thay đổi sau khi ông tham gia vào một khóa học về phát biểu trước công chúng tại Dale Carnegie - tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp do Dale Carnegie thành lập. Và việc này đã thay đổi cuộc sống của ông.
Warren Buffett đã hoàn toàn đúng đắn khi tập trung phát triển khả năng giao tiếp của mình bởi lẽ, dù bạn có học sâu hiểu rộng tới đâu nhưng lại không thể truyền đạt cho người khác hiểu thì những điều ấy sẽ trở thành vô nghĩa.
Tuy nhiên, ngoài nói trước đám đông, có một hình thức giao tiếp khác mà ai trong chúng ta cũng đều làm mỗi ngày: Giao tiếp có sự tương tác qua lại giữa mọi người với nhau. Đối với người đi làm hay nhà kinh doanh thì hình thức giao tiếp này lại càng quan trọng hơn, vì nếu không nắm vững được khoa học và nghệ thuật của việc giao tiếp giữa mọi người với nhau, họ sẽ làm thế nào để trao đổi công việc, làm sao để thương lượng hợp đồng?
Ảnh minh họa
Như vậy có thể thấy, dù bạn có là ai thì giao tiếp là một kỹ năng mà bạn không thể thiếu, và dưới đây chính là 6 cách để bạn có thể rèn luyện và làm chủ được khả năng giao tiếp của mình.
1. Giảm tốc độ nói
Tiến sĩ Donna Van Natten, người thường được gọi với cái tên thân mật là tiến sĩ ngôn ngữ cơ thể, đã viết một cuốn sách sâu sắc mang tên "Image Scrimmage". Trong cuốn sách này, bà đã chỉ ra "tốc độ tối đa" của chúng ta khi xử lý thông tin là từ 170 đến 190 từ/ phút.
Nếu bạn nói nhiều hơn 190 từ/ phút về các vấn đề công việc phức tạp, người đang nghe bạn nói chắc chắn sẽ bị sốc và không kịp tiếp thu hết thông tin bạn đưa ra. Còn nếu ban sử dụng quá 210 từ/ phút, người nghe có khả năng cao sẽ ngừng cuộc đối thoại ấy.
2. Chú ý tới cao độ giọng nói của bạn
Van Natten cho hay rằng có một mối quan hệ nhất định giữa giọng nói với cách chúng ta thu hút và gợi lên cảm xúc của người khác. Bà nói: "Không cần phải nghĩ, cảm xúc thật trong lòng bạn sẽ khống chế giọng điệu của bạn nếu bạn không thể kiểm soát nó. Những cảm xúc ấy sẽ ảnh hưởng tới cả việc giao tiếp và nhận thức của chúng ta.
Chúng ta cần phải thật khôn ngoan để tập hợp được các cảm xúc của mình và kiểm tra xem các cảm xúc bên trong chúng ta được bộc lộ trong giọng nói của mình ra sao, ngay cả khi bạn không nói một lời nào".
3. Duy trì sự giao tiếp bằng mắt
Giao tiếp bằng mắt là một yếu tố quan trọng trong một cuộc nói chuyện vì nó sẽ tác động tới sự chân thành, trung thực và cả sự thoải mái khi giao tiếp. Đồng thời, hành động này còn cho thấy rằng cuộc trò chuyện diễn ra rất thuận lợi và hòa hợp.
Thông thường, chúng ta duy trì sự giao tiếp bằng mắt trong khoảng từ 30 đến 60 phần trăm thời gian để tránh cho người đối diện cảm thấy sợ hãi. Đôi khi, chúng ta sẽ vượt qua giới hạn đó và điều ấy có nghĩa bạn cảm thấy hứng thú với những gì người khác nói, nhưng vẫn biết đâu là điều hợp lý và được xã hội chấp nhận.
4. Mỉm cười với đôi mắt của mình
Hành động này sẽ thể hiện hai điều: Bạn là một người an toàn, đáng tin cậy và những người khác có thể cởi mở với bạn. Nghiên cứu của trường Đại học Wisconsin (Mỹ) vào những năm 1990 đã chỉ ra một mối liên hệ đặc biệt giữa cảm xúc tích cực và "nụ cười Duchenne" - một nụ cười chân thành với sự kết hợp của cả mắt và miệng.
Ảnh minh họa
Nếu muốn có một nụ cười như vậy, hãy cố gắng thử điều này: Đứng trước một chiếc gương và luyện cười, sử dụng cả hai khóe miệng và đôi mắt của bạn. Dần dần, bạn sẽ có thể sở hữu được nụ cười ấm áp với một đôi mắt biết cười. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên biến nụ cười trở thành một phần trong cuộc sống và mỉm cười nhiều hơn mỗi ngày nhé!
5. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với những điều bạn muốn nói
Cũng giống như việc giao tiếp bằng mắt hay mỉm cười với đôi mắt biết nói, nếu bạn kích động và vui mừng về một thông báo hay tin tức tốt lành, hãy thể hiện cảm xúc ấy qua hành động và lời nói của mình. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ chú ý tới cả tư thế của bản thân mình.
Bởi lẽ một tư thế xấu có thể gây bất lợi cho bạn bởi nó có thể gửi đi thông điệp sai với ý muốn của bạn như cho thấy sự thiếu tự tin hay tính cách nội tâm, khó gần, và khiến đối phương hiểu lầm. Ví dụ, hành động sụp người xuống thể hiện sự không hứng thú, hay việc đung đưa rồi ngả người ra sau biểu thị rằng bạn đang thấy nhàm chán. Đừng như vậy, khi nghe người khác nói, hãy nghiêng người về phía trước bởi hành động này sẽ thể hiện sự quan tâm tích cực của bạn đối với người nói, và cũng là sự tôn trọng với họ.
6. Là tấm gương phản chiếu người khác
Trong một cuộc trò chuyện, nhiều lúc chúng ta sẽ thấy cả hai bên tham gia tinh tế bắt chước tư thế, thái độ, cử chỉ hoặc nét mặt của một ai đó. Đó là bởi việc phản chiếu những hành động phi ngôn ngữ như thế tạo ra cảm giác rằng bạn đang ở cùng lập trường, cũng như thấu hiểu đối phương, và qua đây cũng sẽ tạo nên cảm giác đáng tin cậy hơn.
Ngoài Warren Buffett, nhiều vị tỷ phú thành công khác cũng vô cùng coi trọng và đánh giá cao tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Chẳng hạn như Bill Gates từng nói "Các kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc được với nhiều kiểu người khác nhau là rất quan trọng".
Hay Richard Branson nói rằng giao tiếp giúp chúng ta học hỏi để tiến bộ, và là kỹ năng quan trọng nhất mà bất cứ người lãnh đạo nào cũng cần trang bị. Cũng theo Richard, giao tiếp không chỉ đơn thuần là nói và đọc mà là phải hiểu được những gì đang nói, và đôi khi là cả những điều không được nói ra nữa.
Ông bà ta xưa cũng có câu "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Câu nói này càng cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò của việc "học nói" khi nó đứng vị trí thứ hai trong những điều mà mỗi người cần học trong đời. Vậy nên, mỗi người chúng ta đừng quên trau dồi kỹ năng giao tiếp của mình mỗi ngày bởi thiếu đi kỹ năng này, công việc và cuộc sống sẽ trở ngại trăm bề, dù là người giỏi giang cũng chẳng thể nào thể hiện nổi.
Inc