Warren Buffett kiếm ‘bộn tiền’ nhờ giúp hãng môtô Harley-Davidson vượt qua khủng hoảng như thế nào?
Davidson phải vay 600 triệu USD từ Berkshire Hathaway của Warren Buffett và một công ty khác với lãi suất 15%/năm để vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính. Buffett cho biết ông đủ tự tin để cho hãng môtô này vay tiền nhưng không chắc chắn về việc sở hữu cổ phiếu của Davidson.
- 13-06-20204 nguyên tắc "lối thoát" từ cuốn sách đã dạy Warren Buffett cách làm giàu: Rủi ro xuất phát từ kiến thức mơ hồ, hãy tính toán kỹ để tiền đẻ ra tiền
- 10-06-2020Nhà đầu tư 43 tuổi tuyên bố "daytrading là trò dễ nhất mà tôi từng chơi", Warren Buffett là "kẻ ngốc"
- 06-06-2020Tổng thống Trump: Warren Buffett đúng cả đời, sai lầm duy nhất là bán sạch cổ phiếu hàng không!
Tháng 2/2009, tỷ phú Warren Buffett đã cho Harley-Davidson vay 300 triệu USD khi nhà sản xuất môtô nổi tiếng đang đối mặt với việc nhu cầu sụt giảm và thiếu hụt tiền mặt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính.
Một vài tuần trước đó, Harley-Davidson tiết lộ một kế hoạch 3 phần để vượt qua suy thoái bao gồm: đầu tư vào thương hiệu, cắt giảm chi phí và tìm kiếm nguồn vốn để trang trải cho bộ phận tài chính có chi phí 1 tỷ USD mỗi năm của hãng.
Để thực hiện 2 phần đầu tiên của kế hoạch, Harley-Davidson hướng tới những người lái xe trẻ hơn và đa dạng hơn; đóng cửa các nhà máy, kết hợp các hoạt động và sử dụng hình thức thuê ngoài; đồng thời sa thải 1.100 nhân viên, tương đương với 12% lực lượng lao động.
Tuy nhiên, thị trường tín dụng bị tê liệt khiến cho việc hoàn thành phần thứ ba của kế hoạch trở nên vô cùng khó khăn. Cuối cùng công ty quyết định vay tiền từ cổ đông lớn nhất của hãng, Davis Selected Advisers và Berkshire Hathaway của Warren Buffett.
Hai công ty này đã cho Harley-Davidson vay tổng cộng 600 triệu USD trong 5 năm với lãi suất 15%/năm.
"Đó là cây cầu chúng tôi cần để vượt qua thời kỳ khó khăn", Giám đốc tài chính của Harley-Davidson, John Olin, nói với tạp chí Fortune năm 2014.
Công ty cần tiền mặt để tiếp tục cung cấp tài chính cho các đại lý và khách hàng bán lẻ, đồng thời giữ cho dây chuyền sản xuất hoạt động tốt, Olin cho biết. Khoản vay lãi suất cao cũng là lựa chọn duy nhất để có tiền mà không mất cổ phần trong công ty, ông nói thêm.
Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính, người đứng đầu Berkshire Hathaway đã thực hiện nhiều thỏa thuận tương tự như với Harley-Davidson. Theo đó, ông đã đầu tư 5 tỷ USD cho Goldman Sachs và 3 tỷ USD cho General Electric vào mùa thu năm 2008.
Nhà đầu tư nổi tiếng cũng từ chối đề nghị được trả nợ sớm của Harley-Davidson. Chia sẻ với Fortune, Berkshire cho biết họ rất hài lòng với các điều khoản đã thỏa thuận.
Warren Buffett cho Harley-Davidson vay 300 triệu USD trong 5 năm với lãi suất 15%/năm. Ảnh: Reuters
Warren Buffett kiếm được 150 triệu USD lợi nhuận từ khoản vay. Tuy nhiên, nếu ông đầu tư 300 triệu USD vào cổ phiếu Harley-Davidson, số tiền thu về có thể lên đến 1 tỷ USD. Cổ phiếu của hãng môtô này đã tăng gấp 4 lần từ năm 2009 đến 2014.
Một cổ đông từng hỏi Buffett tại sao ông lại chọn thành chủ nợ thay vì sở hữu cổ phần của Harley-Davidson trong cuộc họp thường niên của Berkshire năm 2010.
"Tôi có đủ thông tin để cho họ vay tiền nhưng tôi không đủ hiểu biết để mua cổ phần của họ”, nhà đầu tư huyền thoại trả lời.
Buffett cho Harley-Davidson vay tiền vào thời điểm đó vì ông tin rằng hãng này sẽ không phá sản và mức lãi suất 15% được đánh giá là khá hấp dẫn.
Đầu tư vào cổ phiếu sẽ đặt ra nhiều câu hỏi khó hơn cho Buffett như thị trường môtô liệu có thu hẹp hay lợi nhuận của Harley-Davidson có lao dốc. Các thỏa thuận trong khủng hoảng như khoản vay của Harley-Davidson cũng cho thấy chính sách của Berkshire là luôn giữ một lượng tiền mặt trong ngân hàng và không bao giờ đầu tư tất cả vào cổ phiếu.
Người đồng hành