Warren Buffett mang gần 230 tỷ USD đổ vào 4 cổ phiếu: Chúng có gì mà hấp dẫn nhà đầu tư huyền thoại đến vậy?
Không quá đa dạng hóa danh mục đầu tư, tỷ phú Warren Buffett tập trung vào các cổ phiếu mà ông mô tả là "bốn gã khổng lồ" của Berkshire.
- 12-03-2023Warren Buffett: Đừng như người thường, hãy chấp nhận điều này nếu muốn đầu tư trăm trận trăm thắng
- 08-03-20233 ‘người thầy’ có sự ảnh hưởng lớn tới thành công của Warren Buffett
- 05-03-2023Chi hàng tỷ USD để giành quyền kiểm soát, công ty này có gì mà Warren Buffett phải "xuống tiền"?
Kể từ khi đảm nhận vai trò Giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, Warren Buffett đã tạo ra hơn 680 tỷ USD giá trị cho các cổ đông của công ty (bao gồm cả chính ông).
Đồng thời, nhà đầu tư thiên tài cũng khiến tổng lợi nhuận cổ phiếu hạng A của Berkshire (BRK.A) đạt 3,787,464%, cao hơn 153 lần so với mức 24,708% của chỉ số S&P 500 trong cùng khoảng thời gian.
Các nhà đầu tư đã liên tục phân tích chiến lược của Warren Buffett với hy vọng sẽ học hỏi được một chút phương pháp của ông. Thông thường, vị tỷ phú luôn coi trọng việc đầu tư tập trung. Vì vậy, 68% danh mục đầu tư trị giá 334 tỷ USD của Berkshire Hathaway “gói gọn” trong 4 cổ phiếu này.
1. Apple (138,3 tỷ USD - chiếm 41,4% tổng giá trị tài sản đầu tư)
Trong lá thư gửi các cổ đông được công bố vào năm ngoái, tỷ phú Warren Buffett đã gọi cổ phiếu của Apple là “một trong bốn gã khổng lồ” của Berkshire. Ông đã rót 41,4% tổng giá trị tài sản đầu tư của mình vào Apple.
Mặc dù, gã khổng lồ công nghệ không còn tăng trưởng “siêu thần tốc” như trước nhưng cổ phiếu Apple vẫn là một trong cỗ máy tạo dòng tiền cốt lõi của Berkshire.
Trong hơn 1 thập kỷ, các sản phẩm của Apple luôn có tệp khách hàng trung thành và là một thương hiệu có độ phủ khắp thế giới. Kể từ khi ra mắt Iphone hỗ trợ mạng 5G vào quý IV/2020, Apple đã chiếm khoảng một nửa thị phần smartphone tại Hoa Kỳ. Doanh số bán máy tính cũng đang tăng lên.
Warren Buffett và nhóm đầu tư của ông đánh giá rất cao đội ngũ quản lý của Apple. Từ năm 2013, Apple đã mua lại hơn 550 tỷ USD cổ phiếu phổ thông của mình và trả cổ tức cao cho các cổ đông. Hành động này đã nhận được sự tán thưởng của nhà đầu tư huyền thoại.
2. Bank of America (35,3 tỷ USD - chiếm 10,6% tổng giá trị tài sản đầu tư)
Một trong những lĩnh vực mà Buffett thích “rót tiền” nhất chính là ngân hàng. Hiện tại, không có cổ phiếu ngân hàng nào được nhà đầu tư yêu thích hơn Bank of America (BofA). Ngoài Apple, đây là cổ phiếu duy nhất chiếm tỷ lệ 2 chữ số trong tổng giá trị tài sản đầu tư của ông - 10,6%.
Điểm hấp dẫn đối với cổ phiếu ngân hàng là chúng được ví như những cỗ máy kiếm tiền “mạnh” miễn là bạn kiên nhẫn. Mặc dù hiện tại, có nhiều biến động trong ngành ngân hàng thế giới nhưng nó sẽ sớm ổn định trở lại.
3. Chevron (27,6 tỷ USD - chiếm 8,3% tổng giá trị tài sản đầu tư)
Mặc dù cổ phiếu tập đoàn dầu khí Chevron mới xuất hiện trong danh mục đầu tư của Berkshire (quý IV/2020) nhưng mã này đã nhanh chóng trở thành một trong những cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất của Buffett.
Lý do khiến nhà đầu tư và các trợ lý của ông - Ted Weschler và Todd Combs đổ tiền vào Chevron là bởi họ tin rằng giá dầu, giá khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới.
Ba năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã khiến một số công ty dầu khí phải cắt giảm hoạt động. Do đó, nguồn cung dầu thô dự kiến sẽ có nhiều hạn chế trong nhiều năm tới và có thể tăng giá.
Chevron sở hữu các đường ống chính dẫn khí, nhà máy lọc dầu, nhà máy hóa chất nên có thể tối ưu chi phí hoạt động cũng như đảm bảo tình hình nếu giá dầu xuống thấp.
Chevron cũng là một trong số các công ty năng lượng lớn trên toàn cầu có báo cáo tài chính ổn định. Giá các hàng hóa năng lượng cao hơn đáng kể đã giúp Chevron giảm nợ ròng từ 25,7 tỷ USD xuống còn 5,4 tỷ USD vào năm 2022.
4. American Express (27,2 tỷ USD - chiếm 8,1% tổng giá trị tài sản đầu tư)
Ngoài 3 cái tên ở trên, cổ phiếu của hãng dịch vụ tín dụng American Express (AmEx) là mã cuối cùng trong bộ tứ quyền lực của tỷ phú Warren Buffett. AmEx là cổ phiếu được ông nắm giữ lâu thứ hai - tròn 30 năm (từ năm 1993) và còn 1 tương lai phía trước.
Mặc dù, AmEx dễ bị “suy yếu” trong thời kỳ suy thoái nhưng hình thức hoạt động tín dụng của nó có thể giúp công ty phát triển song hành với nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu. Hơn nữa, công ty còn là một đơn vị cho vay. Điều này cho phép nó thu phí từ các thương nhân, cũng như phí hàng năm/lãi từ chủ thẻ.
Mặc dù, nhược điểm khi kinh doanh cả 2 mảng là dễ bị ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, với khách hàng chủ yếu là những người có thu nhập cao thì AmEx còn có khả năng phục hồi nhanh hơn nếu tình hình kinh tế có biến động. Bởi lẽ, những người có khả năng tài chính sẽ ít khi phải điều chỉnh thói quen chi tiêu của mình dù tình hình thị trường có ra sao.
Tham khảo themotleyfool
Nhịp sống thị trường