Warren Buffett nghĩ thời gian là thứ duy nhất không mua được, nhưng nếu có thể thì sao: Ba nhà khởi nghiệp trẻ này đã chứng minh thời gian do chính bản thân bạn nắm giữ
Tỷ phú Warren Buffett từng chia sẻ rằng thời gian là thứ duy nhất ông không thể mua được bằng bất cứ giá nào. Nhưng ba nhà khởi nghiệp trẻ Brudö, McMillan và Fiona đã đưa ra phương pháp làm việc có hiệu quả mà vẫn có thể dành thời gian cho những đam mê khác.
- 16-02-2019Tâm lý "con mình có vẻ hơi lùn" đè nặng khiến nhiều mẹ Việt mắc sai lầm khi bổ sung canxi cho trẻ và lời giải thích của chuyên gia dinh dưỡng
- 16-02-2019Bỏ việc để theo đuổi đam mê, nhưng khi nhận thấy 6 dấu hiệu này, đã đến lúc bạn nên dừng lại: Muốn theo đuổi thành công, trước tiên bạn phải sống đã!
- 16-02-2019Điều đau khổ nhất trong cuộc sống không phải thất bại, mà là cơ hội đến nhưng bị đánh mất bởi chính sự lười biếng của bản thân
Trong một hội nghị bàn tròn nổi tiếng với ông lớn Microsoft, Bill Gates và người dẫn chương trình nổi tiếng Charlie Rose, huyền thoại đầu tư Warren Buffett đã nói về thời gian như thế này: "Đó là thứ duy nhất tôi không thể mua được. Ý là, về cơ bản, tôi có thể mua bất cứ thứ gì tôi muốn nhưng lại không thể mua được thời gian".
Tuy nhiên, ba doanh nhân trẻ được đề cập đến trong bài viết này đã đưa ra quan điểm trái ngược với "Hiền tài xứ Omaha". Cả ba người đã khiến năng suất lao động của người khác cải thiện công việc kinh doanh của họ. Khi làm như vậy, họ đã tự trả lại hàng giờ đồng hồ cho quỹ thời gian eo hẹp của họ.
Các công ty khởi nghiệp của họ được sinh ra từ đống tro tàn của sự chậm chạp và động lực thấp, bao gồm cả ứng dụng phát triển cá nhân Remente (ứng dụng gồm các công cụ phát triển cá nhân tạo ra trong trật tự để người dùng có thể sống một cuộc sống lành mạnh và giàu có, giúp bạn tập trung và dạy bạn làm thế nào để tổ chức hiệu quả cũng như đặt ra mục tiêu và định hướng hành động).
Ứng dụng này do David Brudö sáng lập vào thời điểm anh đang phải chịu rất nhiều áp lực từ công việc.
Brudö nói rằng: "Là một nhà khởi nghiệp nhỏ, tôi luôn bận rộn với công việc trong nhiều vai trò, nhiệm vụ khác nhau, như lập chiến lược bán hàng và phát triển sản phẩm, gây quỹ, xử lý các công việc văn phòng và thậm chí là tưới cây cảnh trong văn phòng".
Mặc dù thường làm việc trong một khoảng thời gian rất dài, anh chưa bao giờ cảm thấy hài lòng với những việc mình đã hoàn thành, hay không biết ưu tiên cho điều gì. Điều đó đã đẩy anh vào lo âu và căng thẳng.
"Tôi đã tập trung quá nhiều vào các nhiệm vụ ngay trước mắt mình, những nhiệm vụ thu hút sự chú ý của tôi vào đúng thời điểm đó. Nhưng đó lại là những nhiệm vụ thực sự không cần quá nhiều sự tập trung".
Ảnh minh họa
"Tôi đã làm rất nhiều việc không quan trọng, tôi cảm thấy mình không có tiến triển gì với những điều là vấn đề thực sự. Dẫn đến việc tôi cảm thấy không có động lực. Dường như tôi làm việc không có chiến lược và bỏ lỡ các nhiệm vụ quan trọng. Bởi tôi không có năng lượng hay ý chí để đối phó với chúng vào thời điểm đó".
Brudö cảm thấy không muốn trả lời email vì công việc này quá đơn giản: "Tôi đã mang đến cho mình một cảm giác hoàn thành nhất thời, nhưng điều đó đã biến mất ngay khi tôi nhận ra mình đang chần chừ thay vì tập trung vào bài thuyết trình bán hàng quan trọng".
"Về cơ bản, điều khiến chúng ta nhớ lại nhiều nhất là bộ não của chúng ta. Vì nó luôn tìm kiếm một lối tắt cho sự hài lòng tức thì và điều này thường đi ngược lại các quy trình giúp chúng ta làm việc hiệu quả.
Thay vì thực hiện một nhiệm vụ tẻ nhạt hoặc theo một kế hoạch, chúng ta lại chần chừ vì có những thứ hấp dẫn hơn đối với bộ não, cung cấp dopamine (hay còn được gọi là hormone hạnh phúc) trực tiếp, như kiểm tra email hay tin nhắn, sử dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội hoặc trò chuyện cùng đồng nghiệp.
Về mặt tâm lý, chúng ta trở nên rất năng suất khi thực sự không năng suất, cố gắng tránh làm những điều chúng ta thực sự nên làm, đó là một nghịch lý rất thú vị".
Câu chuyện của anh cũng tương tự câu chuyện của Scott MacMillan, người tạo ra KenzaPad, tập giấy được bọc da bỏ túi. Sản phẩm này đã đánh trúng tâm lý của những người yêu thích đồ dùng văn phòng và những người đang tìm kiếm một giải pháp tương tự để tăng hiệu quả làm việc.
Trở lại năm 2009, MacMillan chỉ là một chấm nhỏ giữa cuộc đời khi anh vẫn đang cố gắng chật vật làm việc siêu hiệu quả để anh có thể cân bằng một công việc mới với một công ty tư vấn hàng đầu cùng một mối quan hệ mới.
Nhưng mặc dù đã sử dụng nhiều công cụ kỹ thuật số để tăng năng suất, anh thấy bản thân vẫn có rất ít thời gian làm những việc quan trọng.
"Tôi nghĩ vấn đề là không có giới hạn thực tế về số lượng những thứ tôi có thể thêm vào danh sách việc cần làm của mình và tôi đã bị choáng ngợp, nản lòng bởi mọi thứ không được hoàn thành".
Cảm thấy phần nào bị thất bại, MacMillan đã quyết định trở lại dùng giấy và bút để viết danh sách những việc mình cần làm. Bởi anh tin giấy bút là chìa khóa cho việc luôn giữ mình ở hiện tại và tập trung cao độ.
"Giấy bút khiến bộ não hoàn toàn tập trung vào sự chú ý của chúng ta. Cũng như kích hoạt nhiều giác quan một lúc giúp cải thiện hồi ức về trải nghiệm của chúng ta. Giấy bút thu hút chúng ta sâu sắc hơn trong việc thừa nhận những gì chúng ta viết ra.
Tất cả mối liên hệ giữa các giác quan buộc chúng ta phải chậm lại, để mọi thứ có khoảng thời gian lắng lại và tự nhiên sẽ giới hạn chúng ta khi viết ra những nhiệm vụ sao cho phù hợp trên một trang giấy.
Sự bền bỉ của bút và mực sẽ luôn giúp các nhiệm vụ hiện lên trước mắt mình. Vì thế chúng ta đừng để các nhiệm vụ bị các thiết bị kỹ thuật số nuốt chửng. Tôi không thể đếm số lần tôi viết ra các nhiệm vụ quan trọng phải làm, bị phân tâm bởi một thứ khác rồi lại liếc qua danh sách đó, chỉ nhằm mục đích tự nhắc nhở về tầm quan trọng của nhiệm vụ, khiến tôi phải ưu tiên lại hoạt động của mình ngay tại thời điểm đó".
Fiona Adler, người sáng lập Actioned, một công cụ năng suất nhóm kỹ thuật số, đã cảnh báo về các mục tiêu quá lớn và khó xác định, như việc phát triển công việc kinh doanh của cô hay đạt được mục tiêu doanh thu vào tháng 6. Thay vào đó, cô đề xuất chia nhỏ mọi thứ bạn nghĩ bạn cần để đạt được mục tiêu đó thành những hành động nhỏ cụ thể.
"Những người thông minh thường có rất nhiều ý tưởng và chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người thông minh, nhiều hơn trước đây. Những khả năng vô tận thường ngăn cản chúng ta làm việc hiệu quả hơn. Thách thức bạn được phép chọn lựa và tập trung vào số lượng nhỏ công việc".
Kể từ khi xây dựng công cụ quản lý nhiệm vụ của riêng mình, Adler đã phát triển và bán hai doanh nghiệp, hoàn thành bằng MBA, giải phóng thời gian để theo đuổi đam mê, leo núi và chuyển sang nước ngoài sinh sống. Vì vậy cô ắt hẳn phải biết một hai điều về hiệu quả làm việc.
Cô khuyên bạn nên tử tế với chính mình: "Ngay cả những người chúng ta nghĩ có năng suất nhất cũng thú nhận rằng đã đấu tranh với việc chần chừ và lãng phí thời gian".
Forbes