WebMD cảnh báo 15 dấu hiệu bất thường "chỉ điểm" ung thư: Chìa khoá vàng để tránh bản án tử
Ai cũng nên lưu tâm những tình trạng bất thường sau vì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Phát hiện sớm để điều trị kịp thời!
- 28-09-20204 nhóm thực phẩm gây ung thư "đầu bảng" được nhiều tổ chức lên tiếng cảnh báo: Món số 1 là thứ khoái khẩu của giới trẻ, nhiều người biết hại nhưng không thể từ bỏ
- 27-09-2020Đây là độc tố gây ung thư nhóm 2A mà WHO gọi là "kẻ giết người trong nhà bếp": Nhiều bà nội trợ tiếp xúc mỗi ngày mà chưa biết cách bảo vệ mình đúng nhất
- 26-09-2020Thực hiện 4 thói quen nhỏ này khi ăn uống có thể giúp bạn phòng bệnh, ngừa ung thư rất tốt
Ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cướp đi sự sống của hàng triệu người mỗi năm. Hiểm nghèo và phổ biến là thế nhưng mắc ung thư không đồng nghĩa với việc nhận "bản án tử"!
Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời được xem là "chìa khoá vàng" giúp chiến thắng căn bệnh này. Nhưng làm thế nào để có thể phát hiện ung thư sớm? Câu trả lời nằm ở việc quan sát, phát hiện các dấu hiệu bất thường trong/trên cơ thể, đó chính là chỉ điểm, cảnh báo đáng chú ý nguy cơ mắc ung thư của chúng ta.
Sau đây là 15 dấu hiệu/tình trạng điển hình mà ai cũng cần lưu tâm:
1. Ho dai dẳng
Nếu bạn không hút thuốc thì ho dai dẳng ít khả năng là dấu hiệu của bệnh ung thư. Thông thường, nguyên nhân của tình trạng này là do hội chứng chảy dịch mũi sau, hen suyễn, trào ngược axit hoặc nhiễm trùng.
Nhưng bạn ho dai dẳng hoài không hết hoặc ho ra máu, đặc biệt nếu bạn là người hút thuốc, thì hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm dịch nhầy từ phổi của bạn hoặc chụp X-quang phổi để kiểm tra ung thư phổi.
2. Những thay đổi ở vú
Hầu hết những thay đổi ở vú không phải là ung thư. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là tham vấn và để bác sĩ kiểm tra chúng. Hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ khối u, sự thay đổi hoặc tiết dịch ở núm vú, mẩn đỏ, sự dày lên hay đau ở vú. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và có thể đề nghị chụp nhũ ảnh (X-quang tuyến vú), MRI hoặc lấy sinh thiết.
3. Đầy hơi chướng bụng
Bạn có thể có cảm giác chướng bụng, đầy hơi do chế độ ăn uống hoặc thậm chí do căng thẳng. Nhưng nếu tình trạng này không thuyên giảm hay bạn cũng bị mệt mỏi, sụt cân hoặc đau lưng, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám. Thường xuyên đầy hơi ở phụ nữ có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng. Bác sĩ có thể khám phụ khoa để xác định nguyên nhân.
4. Gặp vấn đề khi đi tiểu
Nhiều nam giới gặp các vấn đề về tiết niệu khi lớn tuổi, như đi tiểu nhiều hơn, rò rỉ nước tiểu hoặc dòng chảy yếu. Thông thường, đây là những dấu hiệu của tuyến tiền liệt bị phì đại, nhưng chúng cũng có thể là do ung thư tuyến tiền liệt. Hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám và bạn có thể sẽ được làm một xét nghiệm máu đặc biệt gọi là xét nghiệm PSA.
5. Sưng hạch bạch huyết
Bạn có những tuyến nhỏ hình hạt đậu này ở cổ, nách và những nơi khác trên cơ thể. Khi chúng sưng lên, đó thường là do cơ thể bạn đang chống chọi với sự nhiễm trùng như chứng cảm lạnh hoặc viêm họng. Một số bệnh ung thư như ung thư hạch bạch huyết và bệnh bạch cầu cũng có thể khiến sưng hạch bạch huyết. Hãy đến bác sĩ thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân.
6. Đi vệ sinh ra máu
Nếu bạn nhận thấy máu trong bồn cầu sau khi đi vệ sinh, bạn nên trình bày với bác sĩ. Phân có máu có thể từ các tĩnh mạch bị sưng, viêm được gọi là bệnh trĩ, nhưng cũng có khả năng đó là do ung thư đại tràng. Máu trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, nhưng nó có thể chỉ điểm ung thư thận hoặc ung thư bàng quang.
7. Những thay đổi ở tinh hoàn
Nếu bạn nhận thấy có một khối u hoặc sưng ở tinh hoàn của mình, bạn cần đến bác sĩ khám ngay. Một khối u không đau là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, đôi khi, một số người có thể chỉ có cảm giác nặng ở bụng dưới, bìu hoặc nghĩ rằng tinh hoàn của mình có cảm giác to hơn. Bác sĩ sẽ thăm khám khu vực bất thường và có thể tiến hành siêu âm để xem có khối u hay vấn đề nào không.
8. Khó nuốt
Cảm lạnh thông thường, trào ngược axit hoặc thậm chí một số loại thuốc cũng có thể khiến bạn thỉnh thoảng cảm thấy khó nuốt. Nếu tình trạng này không thuyên giảm theo thời gian hoặc khi dùng thuốc kháng axit, hãy đến bác sĩ khám. Khó nuốt cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vòm họng hoặc ung thư thực quản. Bác sĩ sẽ khám và làm một số xét nghiệm như chụp X-quang đại tràng cản quang.
9. Chảy máu âm đạo bất thường
Chảy máu không trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như u xơ tử cung hoặc thậm chí là vì một số biện pháp tránh thai. Nhưng hãy trình bày với bác sĩ nếu bạn bị chảy máu giữa các kỳ kinh, sau khi quan hệ tình dục hoặc khí hư có máu.
Bác sĩ sẽ xét nghiệm loại trừ ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo. Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị chảy máu âm đạo sau khi mãn kinh. Điều đó không bình thường và nên đi thăm khám ngay.
10. Những vấn đề ở miệng
Từ hôi miệng đến lở miệng, hầu hết các thay đổi trong miệng của bạn đều không nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn có các mảng trắng, đỏ hoặc vết loét trong miệng không lành sau vài tuần, đặc biệt là nếu bạn hút thuốc, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Đó có thể là dấu hiệu của ung thư miệng. Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu khác cần theo dõi như: khối u trên má, khó cử động hàm hoặc đau miệng.
11. Sụt cân
Tất nhiên bạn có thể thon gọn hơn khi thay đổi cách ăn uống hoặc tập luyện. Sụt giảm cân nặng có thể xảy ra nếu bạn gặp các vấn đề khác, như căng thẳng hoặc vấn đề tuyến giáp. Nhưng sẽ không là điều bình thường nếu bạn sụt từ 4,5kg trở lên mà không rõ nguyên nhân, không chủ đích. Có khả năng đó là dấu hiệu đầu tiên của ung thư tuyến tụy, dạ dày, thực quản, phổi hoặc các loại ung thư khác.
12. Sốt
Sốt thường không phải là một tình trạng xấu. Đôi khi đó chỉ là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang phản ứng lại với sự nhiễm trùng. Nó cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Nhưng nếu sốt dai dẳng không hết và không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu hay ung thư hạch bạch huyết.
13. Ợ chua hoặc khó tiêu
Hầu như tất cả chúng ta đôi khi có cảm giác nóng rát này, thường là do chế độ ăn uống hoặc căng thẳng. Nếu giải pháp thay đổi lối sống không có hiệu quả và chứng khó tiêu của bạn không hết, bạn nên tìm đến bác sĩ để thực hiện một số xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.
14. Mệt mỏi
Rất nhiều thứ có thể khiến bạn mệt mỏi và hầu hết chúng đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên, mệt mỏi cũng là một dấu hiệu ban đầu của một số bệnh ung thư, như bệnh bạch cầu. Một số bệnh như ung thư đại tràng và ung thư dạ dày có thể gây mất máu mà bạn không thể nhận thấy, khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi. Nếu luôn bị nôn mửa và việc nghỉ ngơi không giúp ích gì, hãy tham vấn bác sĩ.
15. Những thay đổi trên da
Da xuất hiện các đốm/nốt và chúng biến đổi kích thước, hình dạng, màu sắc có thể là dấu hiệu của ung thư da. Ngoài ra, các đốm trên cơ thể nhìn sẽ không giống nhau. Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên da, hãy đến bác sĩ để được thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và lấy mẫu mô (sinh thiết) nhằm chẩn đoán ung thư.
Nguồn: Webmd
Pháp luật và bạn đọc