MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

WHO cảnh báo, thói quen uống nước tưởng chừng vô hại này lại có thể gây ung thư: Nhiều người giật mình vì cứ nghĩ là tốt, đặc biệt trong thời tiết lạnh

08-03-2022 - 22:26 PM | Sống

WHO cảnh báo, thói quen uống nước tưởng chừng vô hại này lại có thể gây ung thư: Nhiều người giật mình vì cứ nghĩ là tốt, đặc biệt trong thời tiết lạnh

Nước là nguồn gốc của sự sống, và từ lâu "uống nhiều nước hơn" đã trở thành mẫu câu phổ biến để "chữa khỏi mọi bệnh tật". Thế nhưng thói quen uống nước này lại là nguyên nhân khiến căn bệnh ung thư thực quản hoành hành.

Nước là nguồn gốc của sự sống, và từ lâu "uống nhiều nước hơn" đã trở thành mẫu câu phổ biến để "chữa khỏi mọi bệnh tật". Thế nhưng thói quen uống nước này lại là nguyên nhân khiến căn bệnh ung thư thực quản hoành hành.

Khi nói đến nước uống gây ung thư, nhiều người nghĩ ngay đến nước để qua đêm và nước đun sôi bởi vì hàm lượng nitrit cao. Tuy nhiên, trên thực tế, hai loại nước này không gây ung thư mà thứ gây ung thư thực sự chính là nước uống quá nóng!

WHO cảnh báo, thói quen uống nước tưởng chừng vô hại này lại có thể gây ung thư: Nhiều người giật mình vì cứ nghĩ là tốt, đặc biệt trong thời tiết lạnh - Ảnh 1.

Lưu ý: Nước để quá lâu rất dễ bị biến chất, do đó không nên để nước lâu sau khi đun sôi, và phải được bảo quản trong bao bì kín khí để tránh vi khuẩn phát triển.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư thực quản có số ca mắc đứng thứ 5 trên thế giới, với hơn 260.000 ca mắc mới mỗi năm và tử vong là 223.000 ca/ năm. Có khoảng 20% những người bị ung thư thực quản sẽ sống trong 5 năm sau khi chẩn đoán. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản như: Tuổi (trên 55 tuổi), bị trào ngược acid, chế độ ăn nhiều thịt, ít trái cây và rau quả…

Bên cạnh đó, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cũng đưa ra cảnh báo thói quen uống đồ nóng trên 65 °C là một trong những nguyên nhân gây ung thư (đồ uống trên 65 °C là chất gây ung thư loại 2A).

Theo nghiên cứu, một nhóm 23 nhà khoa học đã phân tích các nhân tố gây ung thư ở loại đồ uống nóng như cà phê, trà và đã xác định tác nhân gây ung thư nằm ở nhiệt độ khi uống chứ không phải ở thành phần của trà hay cà phê. Cụ thể, việc uống nước ở nhiệt độ trên 65 độ C sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, thực quản. Các thí nghiệm trên động vật cũng khẳng định cho tính chính xác của luận điểm trên. Đồ uống nóng ở 65 °C đến 70 °C đủ để làm bỏng cổ họng và có thể dẫn đến ung thư thực quản .

Với nước nóng trên 65 °C, các tế bào niêm mạc sẽ tăng sinh, dày lên để chống lại sự "tấn công" của nước nóng, khiến chúng càng ngày càng ít nhạy cảm. Sự phát triển bất thường của các tế bào lâu dần sẽ dẫn tới ung thư.

Nhiệt độ thích hợp để sử dụng là từ 10 – 40°C. Mức nhiệt độ cao nhưng vẫn nằm trong khả năng chịu đựng của niêm mạc là từ 50 – 60°C. Nếu vượt quá 65 °C, bạn không chỉ có nguy cơ bị bỏng mà còn gia tăng nguy cơ ung thư.

Ví dụ như những người thường uống nhiều nước, cà phê, trà… với nhiệt độ cao thì rất dễ bị bỏng thực quản, lâu ngày có thể phát triển thành viêm loét, thậm chí là ung thư thực quản.

Không chỉ uống nước, việc ăn các thực phẩm nóng cũng có tác hại tương tự. Điển hình như người Việt thường có thói quen ăn canh nóng, cơm nóng… Điều này sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho thực quản. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên uống ấm khoảng 10 – 40 độ C, hạn chế sử dụng đồ uống và các thực phẩm ở mức trên 50 độ C.

Cách nhận biết nhiệt độ trên 65 °C

WHO cảnh báo, thói quen uống nước tưởng chừng vô hại này lại có thể gây ung thư: Nhiều người giật mình vì cứ nghĩ là tốt, đặc biệt trong thời tiết lạnh - Ảnh 2.

"Uống nhiều nước nóng và ăn đồ nóng" đã trở thành phương thức chữa bệnh cảm lạnh hữu hiệu mà nhiều người hay dùng. Thế nhưng làm gì cũng phải có chừng mực, uống "nước sôi" không cẩn thận cũng sẽ mang lại những nguy hại cho sức khỏe.

Mặc dù không thể đo nhiệt độ chính xác mọi lúc mọi nơi nhưng những kinh nghiệm phổ biến sau đây có thể được sử dụng như một hướng dẫn an toàn cho sức khỏe:

- Nước lẩu có nhiệt độ cao đến 120 °C

- Trà mới pha có nhiệt độ từ 80-90 °C

- Nhiệt độ của bánh bao và mì vừa ra khỏi nồi là khoảng 70-80 ° C

Nói chung, khi người bình thường uống một ngụm nước ở 65 °C, họ sẽ cảm thấy miệng mình quá nóng để uống. Do đó, bạn có thể nhấm nháp thức ăn nóng, đồ uống nóng bằng môi trước, nếu cảm thấy miệng bị nóng thì tốt nhất bạn nên đặt xuống trước. Thử lại sau ít phút, bạn có thể ăn uống thoải mái mà không thấy nóng.

Bên cạnh đó, những người quen với đồ ăn nóng có thể chấp nhận nhiệt độ cao hơn so với người bình thường. Điều này chủ yếu là do màng nhầy bị kích thích nhiều lần và dày lên, khiến họ không nhạy cảm với nhiệt, từ đó dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Do đó, nếu ghét ai đó, bạn có thể thuyết phục anh ta "uống thêm nước nóng" và "uống khi còn nóng". Nếu bạn yêu ai đó, hãy cho người ấy một ly nước ấm là đủ.

Tại Việt Nam, trà nóng cũng là loại đồ uống truyền thống và được ưa thích, nhất là vào mùa đông. Người trẻ tuổi thì không thể thiếu một cốc cà phê nóng vào buổi sáng. Tuy nhiên, để bảo vệ thực quản của bạn, đừng uống đồ uống quá nóng, hãy đợi nó nguội đến nhiệt độ vừa đủ để đồ uống vẫn ngon mà không gây hại đến sức khoẻ.

Phương pháp uống nước đúng cách chữa "bách bệnh"

WHO cảnh báo, thói quen uống nước tưởng chừng vô hại này lại có thể gây ung thư: Nhiều người giật mình vì cứ nghĩ là tốt, đặc biệt trong thời tiết lạnh - Ảnh 3.

Các chuyên gia khuyến cáo không nên uống trà hoặc cà phê nóng trên 65 °C và đi khám kịp thời nếu có các triệu chứng như khó nuốt, khó tiêu dai dẳng hoặc ợ chua, buồn nôn ngay sau khi ăn.

- Khi uống nước, bạn không nên uống liên tục, mỗi lần uống cách nhau khoảng 15 phút.

- Không uống nước lạnh, hạn chế nước có ga, đồ uống có cồn và chất kích thích.

- Uống nước ngay cả khi bạn không khát và nên uống một cách từ từ.

- Không uống nước trước và trong khi ăn vì có thể khiến bụng khó tiêu. Sau khi ăn đồ cay cũng không nên uống nước vì có thể khiến thực quản và dạ dày thấy nóng rát hơn.

- Uống nước ấm trong khoảng 10-40 độ C, không uống nước nóng trên 50 độ C.

- Ngồi thay vì đứng để uống nước. Khi đứng uống nước, bạn sẽ phá vỡ sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể và điều này có thể dẫn đến việc tích tụ nước lớn hơn trong các khớp, gây ra tình trạng viêm khớp. Ngược lại, khi ngồi uống nước, cơ bắp và hệ thần kinh thoải mái hơn, giúp các dây thần kinh tiêu hóa thức ăn và các chất lỏng được dễ dàng.

Nguồn và Aboluowang

WHO cảnh báo, thói quen uống nước tưởng chừng vô hại này lại có thể gây ung thư: Nhiều người giật mình vì cứ nghĩ là tốt, đặc biệt trong thời tiết lạnh - Ảnh 4.
https://cafef.vn/who-canh-bao-thoi-quen-uong-nuoc-tuong-chung-vo-hai-nay-lai-co-the-gay-ung-thu-nhieu-nguoi-giat-minh-vi-cu-nghi-la-tot-dac-biet-trong-thoi-tiet-lanh-20220308124201941.chn

Ngọc Nhi

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên