MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày

26-07-2019 - 14:37 PM | Xã hội

Chuyên gia Nhật Bản tự tin với công nghệ đã làm sạch thành công ở nhiều con sông trên thế giới và khẳng định có thể làm sạch được sông Tô Lịch.

XEM CLIP:

Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày

Công ty CP Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) - đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản (Nano Bioreactor) sáng nay tổ chức buổi thông tin sơ bộ về giai đoạn thử nghiệm lại công nghệ Nhật trên sông Tô Lịch.

TS Tadashi Yamamura, chuyên gia LHQ về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho biết, tại cuộc họp báo Thành ủy Hà Nội hôm 23/7, nhiều ý kiến được đưa ra nhưng phía ông không được dự và có một số thông tin là một chiều, chưa chính xác.

Không có cản trở, phá hoại khi làm sạch sông Tô Lịch

Chuyên gia Nhật khẳng định lại việc xả nước hồ Tây sông Tô Lịch cuốn trôi kết quả thử nghiệm ông không đổ lỗi cho bên nào.

Ông Yamamura cho biết: "Ở Nhật, việc xả lũ hay xả nước thường được thông báo trước cho người dân và các bên liên quan từ 3-5 ngày. Trong khi ở Hà Nội, JVE chỉ được công ty Thoát nước thông báo trước 15 phút, nên không kịp có giải pháp dẫn đến sự cố".

Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 2.

Sông Tô Lịch bước vào lần thử nghiệm thứ 2 sau sự cố xả nước cuốn trôi kết quả công nghệ Nano Bioreactor

Về lý do công ty Thoát nước Hà Nội đưa ra tại sao không thí điểm vào mùa khô mà làm vào mùa mưa, TS Nhật một lần nữa giải thích: “Chúng tôi đã điều tra và với kinh nghiệm làm sạch các con sông ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, thì với những trận mưa lớn công nghệ của chúng tôi vẫn không bị ảnh hưởng gì”. Dù mùa mưa hay mùa khô thì công nghệ vẫn thích ứng được. Nếu thí điểm trong mùa khô, điều kiện tốc độ dòng chảy thấp thì sẽ không chứng minh được khả năng xử lý của công nghệ Nano Bioreactor.

“Nhưng vấn đề ở đây là Hà Nội bất ngờ cho xả lượng nước gấp 10 lần lượng nước chảy vào sông và chảy liên tục 3 ngày thì rõ ràng kết quả của chúng tôi sẽ bị cuốn trôi”, chuyên gia phản bác.

Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 3.

Tiến sĩ Tadashi Yamamura


Còn về ý kiến vì sao lại không thí điểm cuối sông mà lại đặt ở đầu sông, ông Yamamura cho rằng nếu thực hiện tại cuối nguồn, số lượng thiết bị xử lý phải gánh toàn bộ lượng chất thải xả vào sông Tô Lịch (150.000m3/ngày đêm), tức câu chuyện xử lý là cả dòng sông chứ không phải là thử nghiệm trên đoạn 300m. Khi đó, số lượng máy sẽ khác để xử lý cả sông dài 14,6 km và công suất xử lý là 1,35 triệu m3/ngày đêm.

Việc xử lý thí điểm chứng minh năng lực của 4 máy Nano và các tấm Bioreactor phải thực hiện tại đầu nguồn mới khách quan về năng lực xử lý tính toán trên đoạn 300m

Một số ý kiến cho rằng việc xả nước là hành động cản trở, phá hoại, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT JVE lên tiếng, đây là sự việc khách quan để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ. “Việc làm sạch sông Tô Lịch không có sự cạnh tranh giữa các bên, công ty thoát nước Hà Nội cũng đã phối hợp với chỉ đạo của TP”, ông nói.

Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 4.

6 tiêu chí làm sạch sông Tô Lịch

Trong giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, chuyên gia Nhật Bản đưa ra 6 tiêu chí “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa.

Thứ nhất, sẽ xử lý mùi hôi thối triệt để ở cấp độ phân tử.

Thứ 2, xử lý được lượng bùn dày hàng mét tồn đọng ở lòng sông, lớp bùn hữu cơ này tích tụ khí H2S và NH3 đang gây ra mùi khói chịu, những biện pháp cơ học như nạo vét hiện nay thì vẫn không xử lý được triệt để mùi. Công nghệ Nhật sẽ phân hủy bùn thành CO2 và H2O, xử lý mà không cần nạo vét, chôn lấp.

Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 5.

Thứ 3, xử lý được nước thải chảy vào từ 280 cống dẫn ra sông, các máy nano với công suất làm sạch gấp 9 lần công suất nước thải chảy vào, tốc độ xử lý gấp 6 lần tốc độ âm thanh. Chất ô nhiễm sẽ biến thành khí trơ bay trong không khí.

Thứ 4, xử lý nước nhưng vẫn bảo tồn hệ sinh thái các loài thủy sinh, vi sinh vật trong dòng sông. Về điều này, công nghệ Nhật đã áp dụng thành công ở hồ Tây, khi khu vực xử lý nước trong, vẫn có cá bơi lội.

Thứ 5, mục tiêu công nghệ không chỉ áp dụng ở dòng sông Tô Lịch mà còn ở một số con sông ô nhiễm khác.

Thứ 6, chuyên gia Nhật Bản mong có sự kết hợp giữa công nghệ Nano Bioreactor với các công nghệ khác để “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa.

Xả triệu khối nước vào sông Tô Lịch, ở Nhật phải báo trước 3-5 ngày - Ảnh 6.

Chuyên gia Nhật tự tin: "Với công nghệ này, chúng tôi đã thành công ở nhiều con sông trên thế giới, cùng 6 tiêu chí trên, tôi khẳng định có thể làm sạch được sông Tô Lịch".

Về chi phí vận hành thử nghiệm lại, dự án này được Nhật Bản tài trợ 100% nên dù kéo dài 2 tháng thì Nhật Bản vẫn tiếp tục tài trợ, phía Việt Nam không phải bỏ ra bất kì chi phí nào. Ngoài các chuyên gia Nhật Bản, JVE còn mời các nhà khoa học về môi trường, cấp thoát nước, sông hồ của Việt Nam tư vấn.

Theo Thành Nam - Video: Đình Thành

Vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên