MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xây dựng 5 đặc điểm thường thấy ở những người có tài ngoại giao, quen biết rộng: Ai có đủ, tiền tài, thành công sớm muộn cũng tìm đến

06-05-2020 - 11:36 AM | Sống

Các mối quan hệ xã hội là một nhân tố quan trọng giúp bạn chạm tới đỉnh cao sự nghiệp. Dưới đây là 5 đặc điểm chính của những người có khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội mà bạn có thể học hỏi để mở rộng mạng lưới quan hệ và thành công hơn trong cuộc sống.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khả năng mở rộng các mối quan hệ xã hội đóng vai trò chính trong việc xây dựng một sự nghiệp thành công. Kristina Howard, giám đốc điều hành của công ty đầu tư mạo hiểm Tusk Ventures nói rằng: “Cho dù bạn thông minh thế nào chăng nữa nhưng nếu bạn không biết cách xây dựng mối quan hệ với những người xung quanh thì bạn cũng không thể chạm tới đỉnh cao sự nghiệp".

Một nghiên cứu của Harvard về hạnh phúc cũng chỉ ra không phải sự giàu có hay danh tiếng mà các mối quan hệ xã hội mới là nhân tố chính trong việc quyết định tới chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Vậy những đặc điểm và hành vi nào khiến những người có tài ngoại giao không chỉ thành công trong sự nghiệp mà còn hạnh phúc trong cuộc sống cá nhân? Tiến sĩ Karl Albrecht đã viết trong cuốn sách Social Intelligence: The New Science of Success (Tạm dịch: Trí thông minh xã hội: Định nghĩa mới về thành công) về 5 đặc điểm chính của những người có khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội bạn có thể học hỏi để mở rộng mạng lưới quan hệ và thành công hơn trong cuộc sống.

Nhận thức về tình huống giao tiếp

Xây dựng 5 đặc điểm thường thấy ở những người có tài ngoại giao, quen biết rộng: Ai có đủ, tiền tài, thành công sớm muộn cũng tìm đến - Ảnh 1.

Một đặc điểm thường thấy ở những người giỏi xây dựng các mối quan hệ xã hội là họ nhận thức về các tình huống giao tiếp rất tốt. Trước khi tham gia với mọi người, họ thường dành thời gian để đánh giá về trạng thái cảm xúc, mục đích, hay đơn giản là xem xét đối phương có muốn giao tiếp hay không.

Quan sát hành vi và tâm trạng của những người xung quanh trước khi tiếp cận họ là một cách tốt để bắt đầu một cuộc trò chuyện. Đừng trở thành một người vô duyên khi liên tục nói bạn đã trải qua một này tuyệt vời thế nào nếu đối phương không có tâm trạng và hứng thú với câu chuyện của bạn.

Chúng ta nên dành thời gian để quan sát những người xung quanh trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện. Hãy đánh giá ngôn ngữ cơ thể của họ, liệu họ có vẻ dễ dàng tiếp cận hay không? Cử chỉ khuôn mặt của họ phản ánh điều gì? Liệu rằng họ đang thoải mái, căng thẳng hay buồn bực? Còn giọng điệu của họ thì sao? Họ có vẻ hồ hởi hay lạnh nhạt?

Thông qua những giao tiếp bằng ngôn ngữ và cử chỉ, hành động của đối phương, bạn có thể đoán được tính cách người đối diện cũng như liệu có phải thời điểm thích hợp để bắt đầu cuộc trò chuyện hay không. Càng dành thời gian để nghiên cứu về những người xung quanh, chúng ta sẽ càng dễ dàng tạo ra các kết nối với họ nhanh hơn.

Sự hiện diện trong cuộc trò chuyện

Sự sao nhãng là kẻ thù số một của năng suất. Điều này tương tự khi nói về việc tương tác hiệu quả đối với những người xung quanh. Có mặt thôi là chưa đủ, bạn cần phải hiện diện đầy đủ cả về tinh thần và cảm xúc. Việc không chú ý hay sao lãng sẽ khiến đối phương cảm thấy không được tôn trọng. Bạn cần phải thực sự ở trong cuộc trò chuyện và cho đối phương thấy bạn quan tâm tới những gì họ nói.

Xây dựng 5 đặc điểm thường thấy ở những người có tài ngoại giao, quen biết rộng: Ai có đủ, tiền tài, thành công sớm muộn cũng tìm đến - Ảnh 2.

Để thực sự hiện diện trong các cuộc trò chuyện có thể là điều không dễ dàng. Bạn cần kiểm soát mọi phiền nhiễu xung quanh, học cách kiềm chế những suy nghĩ nội tâm khiến bản thân sao lãng và tập trung vào người đối diện. Nhắc nhở bản thân cần phải tập trung vào câu chuyện của người đối diện, khi tâm trí của bạn bắt đầu sao lãng hãy dùng giao tiếp ánh mắt với đối phương để trở lại cuộc nói chuyện.

Đáng tin cậy

Albrecht định nghĩa sự đáng tin cậy bao gồm tôn trọng chính mình, trung thành với các niềm tin và giá trị cá nhân, và thẳng thắn với người khác. Khi bạn có những điều này, người khác sẽ nhìn bạn như một người đáng tin cậy.

Việc tự nhận thức về các giá trị của bản thân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự tin cậy. Chúng ta sẽ không thể nào trở thành một hình mẫu mong muốn nếu bản thân không thực sự hiểu hình mẫu đó là như thế nào. Và sẽ thật khó để nói thẳng với mọi người nếu bạn không hiểu rõ về những gì mà bạn nên nói có hoặc không.

Để hiểu rõ hơn về các giá trị của bạn, Albrecht đề nghị bạn nên viết một tuyên bố về sứ mệnh cá nhân. Christopher D. Connors, tác giả cuốn sách “Giá trị của bạn” khuyên rằng khi bạn viết tuyên bố sứ mệnh cá nhân, hãy làm rõ về năm giá trị của bản thân sau đó tạo ra một tuyên bố không quá 50 từ.

Hãy làm theo lời khuyên của Chris và tự hỏi: Khả năng của tôi là gì? Điều gì đang thúc đẩy tôi? Làm thế nào để trở nên tốt hơn? Làm thế nào để sử dụng khả năng của tôi để đóng góp cho cộng đồng? Những câu hỏi này sẽ không chỉ giúp bạn hiểu hơn về các giá trị của mình mà còn nâng cao nhận thức và cải thiện quá trình ra quyết định của bạn.

Rõ ràng

Khi nói đến giao tiếp, sự rõ ràng là chìa khóa. Những người giỏi xây dựng các mối quan hệ xã hội luôn biết cách để thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của họ một cách dễ hiểu.

Để rèn luyện khả năng truyền đạt, bạn có thể thực hành bằng nhiều cách như viết ra giấy những suy nghĩ của mình, nghiên cứu cách những người giao tiếp tốt thể hiện bản thân, kể một câu chuyện yêu thích cho người thân, hay nhớ lại các tình huống giao tiếp trong quá khứ, chỉ ra các lỗi giao tiếp bạn đã mắc và tránh không lặp lại lỗi tương tự.

Đồng cảm

Xây dựng 5 đặc điểm thường thấy ở những người có tài ngoại giao, quen biết rộng: Ai có đủ, tiền tài, thành công sớm muộn cũng tìm đến - Ảnh 3.

Đồng cảm là cầu nối mang mọi người lại với nhau và tạo ra sự gắn kết. Đây là một tính cách quan trọng nhất giúp xây dựng các mối quan hệ xã hội. Như John Steinbeck đã nói: “Bạn chỉ có thể hiểu mọi người nếu bạn cảm thấy họ ở chính mình”. Đồng cảm không chỉ là tạo ra kết nối với người khác mà còn là truyền cảm hứng hợp tác cho người xung quanh.

Tôi có cho mọi người chỗ để thể hiện bản thân và lắng nghe nhiều hơn hay không? Tôi có tiếp thu các ý kiến và suy nghĩ khác với tôi hay không? Tôi có phải là người cởi mở và luôn cố gắng để hiểu hơn về suy nghĩ và cảm xúc của những người xung quanh hay không? Những người giỏi giao tiếp thường tự hỏi mình những câu hỏi này để không chỉ đồng cảm hơn với mọi người mà còn gắn kết mối quan hệ bền chặt hơn trong tương lai.

Theo Medium

Hoàng Lan

Trở lên trên