Xây dựng hàng loạt tuyến đường lớn kết nối với trung tâm Tp.HCM, BĐS phía Đông có nhiều tiềm năng bứt phá
Tiềm năng tăng trưởngcủa BĐS đô thị sinh thái phía Đông Tp.HCM thuộc bên kia sông Đồng Nai khá lớn bởi mức giá còn “mềm”chỉ bằng một nửa so với bên này sông thuộc Quận 9 Tp.HCM trong khi hạ tầng kết nối đang được đầu tư mạnh mẽ. Vì thế, khu vực này đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Giá BĐS ven sông còn "mềm", nhiều tiềm năng bứt phá
"Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ" luôn là những tiêu chí bất di bất dịch mà các nhà đầu tư sành sỏi lựa chọn BĐS cho mình. Vì thế không khó hiểu khi bất động sản ven sông, có không gian sinh thái "view" sông lại đang là một trào lưu "săn đón" của nhiều nhà đầu tư địa ốc. Không những thế, giá trị của BĐS ven sông còn cao hơn khá nhiều so với sản phẩm khác, tính thanh khoản cao và biên độ tăng giá vượt xa so với các loại hình khác tại Tp.HCM.
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Savills Việt Nam, xu hướng sở hữu BĐS này đã có từ rất lâu và không chỉ ở Việt Nam mới có xu hướng này. Trên thế giới, giá nhà đất ven sông tại các thành phố lớn cũng thường cao hơn từ 10 - 50% so với khu vực cách xa sông. Do vậy, dễ hiểu khi dòng tiền đầu tư lại đang hướng vào những loại hình BĐS như vậy. Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng hấp dẫn các nhà đầu tư, mà đó phải là những nơi có tiềm năng thực sự. Bên cạnh yếu tố vị trí thì đó còn là giá cả và hạ tầng.
Chẳng hạn dọc trục Hương Lộ 2 (phía Nam TP Biên Hòa), chỉ cách nhau một con sông, thế nhưng giá BĐS đô thị sinh thái lại thấp hơn nhiều, chỉ bằng một nửa so với ở Quận 9. Đơn cử như nhà phố tại một dự án ở quận 9 của một doanh nghiệp lớn, có diện tích từ 84m2 đến 126m2 đang được chào bán từ 13 tỷ đồng mỗi căn, biệt thự diện tích đa dạng từ 224m2 đến 485m2 và có giá chào bán từ 29 tỷ mỗi căn; Trong khi đó, nhìn đối diện sang bên kia sông Đồng Nai cũng là một dự án đại đô thị khác thì mặt bằng giá của những căn nhà phố và biệt thự chỉ bằng một nửa cụ thể nhà phố khoảng trên dưới 7 tỷ mỗi căn (120m2), biệt thự khoảng 13 đến trên dưới 20 tỷ mỗi căn diện tích từ khoảng 300m2 đến 500m2.
Xu hướng sở hữu BĐS ven sông có hạ tầng kết nối tốt tại các đô thị vệ tinh ngày càng gia tăng vì tiềm năng gia tăng giá trị lớn.
Do vậy, thời gian gần đây trào lưu đầu tư vào các dự án BĐS đô thị sinh thái ven sông khi giá trị đầu tư giai đoạn đầu còn khá "mềm" nở rộ ở dọc trục Hương Lộ 2 (Đồng Nai). Điển hình là Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City của Novaland với tỷ lệ hấp thụ luôn đạt 80 -100%. Theo lý giải của các nhà đầu tư thì khu vực này hạ tầng, dự án đang được xây dựng, trong tương lai không xa khi tuyến Hương Lộ 2 thông xe kết nối rất dễ dàng với cao tốc Tp.HCM – Long Thành, rút ngắn đáng kể thời gian vào khu trung tâm TP.HCM thì sẽ không có giá như bây giờ, giá trị BĐS sẽ còn tăng mạnh hơn nữa.
Cầu Vàm Cái Sứt khởi công xây dựng, bất động sản khu vực Nam Biên Hòa hưởng lợi
Cầu Vàm Cái Sứt nằm trên tuyến Hương Lộ 2 được khởi công vào 2/10 được xem là đòn bẩy tích cực cho thị trường BĐS khu vực xung quanh tuyến đường huyết mạch này. Cây cầu gần 300 tỷ này sẽ kết nối 2 đoạn Hương Lộ 2 (rộng 60m) chạy ven sông Đồng Nai nối với cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Chiều dài cầu khoảng 650m, bề rộng hơn 23m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.
Khi cầu Vàm Cái Sứt và toàn tuyến Hương Lộ 2 hoàn thành sẽ rút ngày thời gian di chuyển từ khu vực này với trung tâm TP.HCM chỉ còn khoảng 20 phút thay vì gần 1h đồng hồ như hiện nay.
Với vị trí kết nối chiến lược, cầu Vàm Cái Sứt và tuyến Hương lộ 2 khi hoàn thiện sẽ tạo ra trục giao thông chính và thúc đẩy sự phát triển của các khu đô thị sinh thái ven sông Đồng Nai.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định, khu Đông vẫn còn nhiều dư địa phát triển, trong thời gian tới vẫn sẽ là tâm điểm dẫn dắt thị trường bất động sản TP.HCM. Yếu tố hạ tầng giao thông, dịch vụ cùng nguồn vốn đầu tư lớn sẽ là cú hích kích cầu thị trường bất động sản đi lên.
Do vậy dễ hiểu khi hàng loạt "ông lớn" địa ốc trước đó đã đổ bộ đầu tư các dự án ở khu vực này nhằm hút dòng tiền của các nhà đầu tư. Có thể kể đến như tập đoàn Hưng Thịnh với Biên Hòa New City quy mô khoảng 120ha, sân golf Long Thành, hay Century City của Kim Oanh Group…Đặc biệt gần đây thị trường khu vực này "dậy sóng" với dự án Aqua City của Novaland.
Với chiến lược phát triển đại đô thị sinh thái ven sông, trên quy mô gần 1.000ha, Aqua City được quy hoạch với không gian sống thanh bình cùng các tiện ích, dịch vụ cao cấp, đáp ứng mọi nhu cầu an cư của cư dân từ giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí,…tạo nên điểm nhấn hấp dẫn các nhà đầu tư, và hút một lượng tiền đầu tư khá lớn vào hàng nghìn sản phẩm nhà phố, shophouse, biệt thự sinh thái ở khu đô thị này.
Aqua City là một trong những dự án đô thị sinh thái lớn nhất, được quy hoạch bài bản ở khu vực này đang được xây dựng, quy mô gần 1000ha, trên mặt tiền đường Hương Lộ 2
Bên cạnh cầu Vàm Cái Sứt vừa mới khởi công, BĐS khu vực này còn hưởng lợi bởi nhiều đại dự án hạ tầng giao thông quan trọng khác. Mới đây, Đồng Nai đã đề xuất phương án mở rộng cao tốc Tp.HCM – Long Thành lên 8-10 làn xe, sân bay Long Thành cũng đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện giải phóng mặt bằng, bồi thường và tái định cư để chuẩn bị khởi công đúng tiến độ.
Ngoài ra, Đồng Nai cũng đề xuất xây dựng tuyến đường liên vùng 4 có chiều dài khoảng 45km với kinh phí 6.600 tỷ, quy mô mặt đường rộng 40m, có cầu bắc qua sông Đồng Nai. Tuyến đường sẽ kết nối đường vành đai 3 với quốc lộ 51, thông ra ngã tư Dầu Giây - Long Thành, quốc lộ 1 và đường liên tỉnh 769. Trong đó, đoạn từ đường vành đai 3 đến quốc lộ 51 có chiều dài 13km. Tuyến đường sẽ đi qua địa bàn quận 9 (TP.Hồ Chí Minh), TP.Biên Hòa và huyện Long Thành (Đồng Nai).
Nói như T.S Nguyễn Minh Hòa - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển TP.HCM, thì sự phát triển đô thị về khu vực vệ tinh là một xu hướng tất yếu, mang tính quy luật, đẩy dòng đầu tư dịch chuyển vùng lân cận do quỹ đất trung tâm ngày càng hạn hẹp, hạ tầng quá tải. Cùng quan điểm, đại diện nhiều sàn giao dịch BĐS cũng cho rằng, dòng tiền đầu tư đang dịch chuyển về các đô thị vệ tinh phía Đông Tp.HCM nhằm đón đầu đà phát triển về hạ tầng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Có thể kể đến các dự án như sân bay quốc tế Long Thành, Vành đai 2, Vành đai 3, các tuyến cao tốc, tuyến kết nối liên vùng, liên tỉnh...
Nhiều công trình đã và chuẩn bị xây dựng, nhiều dự án trọng điểm chưa khởi công nhưng thông tin về định hướng đầu tư vẫn tạo cú hích thúc đẩy bất động sản vệ tinh triển mạnh mẽ.