Xe bus nhanh BRT: Thành công hay thất bại?
Xe bus nhanh BRT thành công hay thất bại? Đây là câu hỏi đang được dự luận rất quan tâm khi gần đây có hàng loạt ý kiến trái chiều về loại phương tiện này.
- 12-05-2017Xe bus nhanh BRT đã thực sự hiệu quả?
- 31-12-2016Hôm nay (31/12), khai trương tuyến bus nhanh BRT đầu tiên của Thủ đô
- 29-12-2016Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng xe bus nhanh BRT
- 06-12-2016Cận cảnh những chiếc xe bus nhanh BRT đầu tiên tại Hà Nội
Xe bus nhanh BRT - một loại hình giao thông công cộng phổ biến của nhiều nước trên thế giới - đã được thử nghiệm tại Hà Nội trong 4 tháng qua. Từ khi triển khai, dư luận luôn quan tâm đến tính khả thi của dự án và gần đây, nhiều ý kiến cho rằng việc đầu tư BRT tại Hà Nội không đạt hiệu quả như mong đợi.
Theo thống kê, sau 4 tháng vận hành, từ 1/1 - 30/4, tuyến xe bus nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa có hơn 1,6 triệu hành khách. Bình quân vận chuyển 41,5 hành khách/lượt. Trung bình lượng khách sử dụng BRT trong 1 ngày tăng 20% so với giai đoạn đầu vận hành miễn phí, đạt hơn 14.000 hành khách.
"Theo một khảo sát gần đây nhất, trong số các hành khách đang sử dụng BRT, có khoảng trên 23% hành khách đã từ bỏ phương tiện cá nhân", ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành Giao thông đô thị Hà Nội - cho biết.
Tuy nhiên, với số tiền đầu tư lớn, gần 1.000 tỷ đồng cùng với việc hoạt động của xe bus nhanh BRT lại chiếm 1/3 làn đường, các phương tiện cá nhân và công cộng khác chỉ được lưu thông trên phần đường còn lại, theo một số chuyên gia, hiệu quả thực sự của loại hình giao thông này chưa tương xứng với đầu tư và ưu tiên của xã hội.
"Hiện tuyến BRT tại Hà Nội vận chuyển khoảng 1.000 hành khách trong 1 giờ cao điểm. Khi so sánh tương quan với ô tô và xe máy, có thể thấy năng lực vận chuyển của xe bus nhanh BRT cao hơn ô tô, nhưng chỉ bằng 50% nếu sử dụng làn đường đó cho xe máy" - chuyên gia giao thông Trần Hữu Minh cho biết.
Các nhà quản lý còn khá nhiều việc phải làm để xe bus nhanh BRT có hiệu quả tối đa
Vẫn còn sự khác nhau trong quan điểm về hiệu quả của xe bus nhanh BRT giữa nhà quản lý và những chuyên gia giao thông. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng phương tiện giao thông công cộng là điều kiện tiên quyết để giải quyết tình trạng ùn tắc hiện nay.
Điều quan trọng là phải có những phương án sắp xếp, điều chỉnh cũng như kết nối một cách hợp lý nhất giữa các phương tiện giao thông công cộng (trong đó có xe bus nhanh BRT), phương tiện cá nhân, người đi bộ... để đạt được mục tiêu cuối cùng là có một hệ thống giao thông thông suốt và an toàn.
Đánh giá về kết quả hoạt động của xe bus nhanh BRT, Tiến sỹ Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Tiến sỹ Phan Lê Bình - Giảng viên Đại học Việt Nhật, chuyên gia quy hoạch giao thông đã có những phân tích chi tiết trong chương trình Sự kiện & Bình luận.
VTV1