Xe điện Trung Quốc bỗng 'đắt như tôm tươi' khắp thế giới, một thứ chạy hết công suất vẫn thua Nhật 15 lần
Ông trùm xe điện Trung Quốc sắp tới sẽ triển khai thêm 7 tàu thủy chở ô tô đi khắp thế giới!
- 05-03-2024Tesla khai phá 'mỏ vàng' mới: thu nhập khéo còn 'ngon' hơn bán xe điện tới 12 tỷ USD/năm - liệu thương hiệu Việt Nam có học hỏi?
- 05-03-2024Yamaha ra mắt xe ga mới giá chỉ 43 triệu đồng, siêu tiết kiệm xăng, tham vọng 'soán ngôi' Honda Vision
- 04-03-2024Hyundai bắt tay Amazon: mua ô tô dễ như tivi, khách thoải mái so giá nhưng có nguy cơ trở thành 'kẻ hủy diệt' các đại lý
CUỘC ĐUA MỚI: TÀU CHỞ HÀNG
Ngành ô tô Trung Quốc đã tiến đến thị trường nước ngoài từ hơn một thập kỷ trước. Tuy nhiên, họ đã không có được thành công lớn. Tuy nhiên, khi Trung Quốc đầu tư cho ô tô điện trước thế giới nhiều năm, giờ họ đang có những bước tiến lớn vượt trước đối thủ.
Trong kế hoạch mới nhất, BYD cho biết sẽ triển khai 8 con tàu thủy trong 2 năm tới để tăng khả năng xuất khẩu xe. BYD trong quý cuối của năm 2023 đã vượt Tesla trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới.
Chủ tịch BYD, ông Vương Truyền Phúc, cho biết rằng: "BYD sẽ triển khai [thêm] 7 tàu chở ô tô trong vòng 2 năm tới để giải quyết vấn đề thiếu xe [ở một số thị trường]".
Hồi tháng 1 vừa rồi, một con tàu mang xe điện và xe năng lượng mới của BYD đã rời cảng quốc tế ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Con tàu đầu tiên của BYD tên là BYD Explorer No. 1, là loại tàu roll-on/roll-of (RO-RO) do CIMC Raffles - đơn vị đối tác của China International Marine Containers (nhà sản xuất container lớn nhất thế giới) - sản xuất.
Theo CIMC Raffles, con tàu này có sức chứa 7.000 ô tô, là con tàu chở ô tô đầu tiên được sản xuất trong một xưởng của Trung Quốc dành riêng cho một hãng xe nội địa để mang xe đi tới các thị trường nước ngoài.
Hiện tại, BYD còn có 2 tàu chở hàng nữa đang được một công ty Trung Quốc sản xuất, cũng có sức chứa chở 7.000 xe mỗi tàu.
Điều khiến BYD phải đầu tư thêm cho tàu chở hàng là phí thuê bao nguyên chuyến (charter) đang tăng lên, mua tàu sẽ là cách giúp hãng cắt giảm chi phí vận chuyển.
MỐI NGUY VỚI CÁC ĐỐI THỦ NƯỚC NGOÀI
Trong năm 2023, Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 4,9 triệu xe, tăng trưởng 58% so với năm 2022 và đã vượt qua Nhật Bản để chính thức trở thành nhà xuất khẩu xe lớn nhất thế giới. Tính riêng các mẫu xe năng lượng mới (bao gồm xe lai điện sạc ngoài - Plug-in Hybrid), Trung Quốc đã xuất khẩu 1,2 triệu chiếc - tăng 78%.
Với BYD, số xe năng lượng mới bán ra tại thị trường nước ngoài tăng lên từng tháng trong năm qua, đạt 240.000 chiếc cả năm.
Tuy nhiên, năng lực vận chuyển xe đã không bắt kịp tốc độ xuất khẩu xe. Theo Claksons Research, các đơn vị Trung Quốc sở hữu khoảng 40 tàu hàng tính đến tháng 11/2023. Sức vận chuyển của 40 con tàu này đạt khoảng 110.000 chiếc xe, kém hơn rất nhiều con số 1,6 triệu xe của Nhật, 930.000 của Na Uy hay 490.000 chiếc của Hàn Quốc.
Xuất khẩu xe của ngành xe Nhật Bản từng đạt đỉnh vào khoảng những năm 1960, tăng trưởng từ 1,1 triệu chiếc vào năm 1970 đến 6 triệu chiếc vào năm 1980. Các đơn vị đóng tàu của Nhật, cũng như của châu Âu và Hàn Quốc, đã cố gắng bắt kịp đà tăng bằng cách sản xuất những con tàu hàng ngày càng lớn hơn, bao gồm cả loại tàu RO-RO.
Tại Trung Quốc, nhu cầu cho tàu hàng chở ô tô đang tăng mạnh khi ngành xe của quốc gia này đang gắng sức xuất khẩu xe tới khắp các ngõ ngách trên thế giới. Trong tháng 11/2023, các chủ tàu của Trung Quốc đã đặt hàng tổng cộng 37 tàu với tổng sức chở lên tới 290.000 chiếc.
Các đơn vị đóng tàu, doanh nghiệp sở hữu tàu và đơn vị vận chuyển - bao gồm các hãng xe - đang làm việc với nhau để gia tăng năng lực xuất khẩu.
Trung Quốc hiện đang đưa châu Âu vào hồng tâm cho xuất khẩu xe năng lượng mới. Khách hàng tại khu vực này được cho là có ý thức về môi trường cao hơn, còn các nhà sản xuất xe của châu Âu thì vẫn đang chật vật trong sản xuất xe điện.
BYD đã mở rộng mạng lưới bán xe của mình tới Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha và nhiều nơi khác. BYD đang dùng những mẫu xe có giá rất hấp dẫn như Dolphin hay Atto 3 để xây dựng khả năng nhận diện thương hiệu của mình trước khi các nhà sản xuất của châu Âu đuổi kịp.
Các nhà sản xuất xe khác của Trung Quốc cũng đang cố gắng nâng cao khả năng xuất khẩu xe. Một con tàu RO-RO do SAIC Motor (một hãng xe thuộc chính phủ Trung Quốc) thuê đã rời Trung Quốc đi châu Âu hồi tháng 1 vừa rồi.
SAIC được cho đang cố gắng để có cho mình 14 tàu hàng, trong đó có những con tàu có sức chứa rất lớn, lên tới 9.000 chiếc xe, trong vòng 3 năm tới thông qua SAIC Anji Logistics - một công ty logistics đối tác. SAIC cho biết rằng việc này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu xe của các thương hiệu Trung Quốc.
Dolphin và BYD Atto 3 là hai mẫu xe chủ lực tại các thị trường xuất khẩu của BYD.
Xuất khẩu ô tô Trung Quốc sẽ tiếp tục đà tăng khi Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Trung Quốc dự tính xuất khẩu xe năm 2024 sẽ tăng 12%, đạt 5,5 triệu chiếc. Cùng lúc đó, châu Âu sẽ là điểm tới của cơn sóng xe điện Trung Quốc; châu Âu cũng đang điều tra các hãng xe Trung Quốc để tránh cho các hãng xe châu Âu chịu thiệt so với đối thủ.
Tuy nhiên, BYD mới đây cũng đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy xe tại Hungary, có lẽ là một bước đi nhằm vượt qua rào cản về chính sách của châu Âu.
Khi các hãng xe Trung Quốc mở nhà máy phục vụ các thị trường nước ngoài, nhu cầu về tàu chở hàng có thể sẽ giảm. Chuyên gia Masashi Hodotsuka tại Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho rằng các nhà sản xuất xe Trung Quốc có thể cùng thuê tàu chở hàng thay vì vận hành tàu riêng cho từng hãng để giảm nguy cơ thiệt hại.
Đời sống & Pháp luật