‘Xẻ núi rẽ sông’, công trình bê tông cốt thép Trung Quốc vươn dài 5.200 km chỉ trong một năm, khẳng định độ chịu chi để nâng cấp hạ tầng giao thông
Địa hình núi cao, sa mạc, sông ngòi, đất nhiễm mặn và các vùng đứt gãy địa chất đặt ra nhiều thách thức cho hoạt động xây dựng tại khu vực này.
- 15-01-2024Chỉ báo suy thoái chưa từng sai trong 58 năm đang dự đoán điều gì sắp xảy ra?
- 15-01-2024‘Vua trái phiếu’ Bill Gross cảnh báo nhà đầu tư: ‘Thị trường có báo động đỏ, nhưng tôi không ủng hộ trốn trong hầm trú ẩn’
- 10-01-2024Đỉnh cao kỹ thuật xây dựng một lần nữa gọi tên Trung Quốc: Vắt 3km bê tông và thép ngang biển, công trình ‘2 trong 1’ tham vọng đạt 2 kỷ lục thế giới mới
Theo sở giao thông khu vực, tổng quãng đường cao tốc ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, phía tây bắc Trung Quốc, đã vượt 7.700 km vào cuối năm 2023.
Đơn vị hành chính cấp tỉnh Tân Cương có diện tích lớn nhất Trung Quốc. Vì thế khu vực này đầu tư rất nhiều để cải thiện hệ thống giao thông. Riêng năm 2023, Tân Cương này đã đầu tư hơn 83 tỷ nhân dân tệ (khoảng 11,58 tỷ USD) vào cơ sở hạ tầng giao thông.
Khu vực này có môi trường tự nhiên phức tạp với nhiều địa hình đa dạng như núi cao, sa mạc, đất nhiễm mặn, sông ngòi và các vùng đứt gãy địa chất. Nhiệt độ ở Tân Cương cũng khắc nghiệt hơn các khu vực khác, đặt ra nhiều thách thức lớn cho hoạt động xây dựng đường bộ. Năm 2023, Tân Cương đã mở thêm khoảng 5.200 km đường mới phục vụ giao thông.
Phó giám đốc sở giao thông Li Xuedong cho biết: “Tân Cương sẽ củng cố và tối ưu hoá hơn nữa mạng lưới đường bộ hiện đại, an toàn, thuận tiện và hiệu quả”. Ông cho biết thêm rằng khu tự trị có kế hoạch đầu tư 68,5 tỷ nhân dân tệ vào xây dựng đường xá trong năm mới 2024.
Theo Tân Hoa Xã
Nhịp Sống Thị Trường