MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xem xét phương án phá sản nhà máy lỗ trên 3.200 tỉ

PVN đang định hướng trước mắt tìm kiếm và hợp tác với các đối tác khác để cùng sản xuất, trong trường hợp phương án này không thể thực hiện được sẽ xem xét phương án phá sản theo quy định.

Mới đây, Bộ Công Thương đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về dự thảo quyết định Kế hoạch tái cơ cấu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giai đoạn 2016-2020.

Theo kế hoạch này, PVN sẽ thực hiện thoái toàn bộ vốn tại 8 doanh nghiệp, gồm Công ty CP Hoá dầu và Xơ sợi dầu khí; Công ty cổ phần PVI; Công ty CP Phát triển Đông Dương Xanh; Công ty CP Bất động sản Dầu khí ViệtNam-SSG; Công ty CP Dầu khí đầu tư khai thác Cảng Phước An; Công ty CP Đầu tư tài chính Công đoàn dầu khí Việt Nam (PVFI); Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); Tổng công ty CP Bảo dưỡng - Sửa chữa công trình dầu khí; Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất. Chuyển giao quyền sở hữu Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank) về Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể đối với Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex), tờ trình của Bộ Công Thương cho biết, Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ Hải Phòng chưa đưa vào vận hành trở lại do hiện nay, việc thu xếp vốn lưu động để vận hành lại nhà máy là rất khó khăn.

Bên cạnh đó, phương án PVTex tự vận hành lại nhà máy, tiếp tục sản xuất kinh doanh dài hạn chưa khẳng định được tính khả thi và hiệu quả. Do vậy, PVN đang định hướng trước mắt là tìm kiếm và hợp tác với các đối tác khác để cùng sản xuất, trong trường hợp phương án này không thể thực hiện được sẽ xem xét phương án phá sản theo quy định.

Theo Bộ Công Thương, lỗ lũy kế đến hết tháng 10-2016 của PVTex là 3.252 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu đến 30-9-2016 là âm 948 tỉ đồng; nợ phải trả đến hết tháng 9-2016 là 7.063 tỉ đồng.

PVN đã hoàn thành giảm tỉ lệ phần vốn góp của PVN qua thị trường chứng khoán tại Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) 300.000 cổ phiếu, thu về 1,2 tỉ đồng so với giá trị đầu tư theo sổ sách là 3 tỉ đông (tổng giá trị PVN đã thu về trong quá trình thoái vốn tại PVC giai đoạn 2009-2010 sau khi đã cô phần hoá PVC là 1.947 tỉ đồng; Như vậy, giá trị thặng dư thu được từ PVC đã gần bằng số vốn hiện PVN đang góp tại PVC (2.127 tỉ đồng).

Với Công ty CP Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam – PVFI, PVN đang triển khai thực hiện thoái vốn (đã thuê tổ chức định giá và đang chuẩn bị các thủ tục để tổ chức đấu giá theo Quyêt định 51/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với Công ty CP Phát triển Đông Dương Xanh – GID, công ty có 2 dự án chủ yếu là Dự án tìm kiếm Thăm dò khoáng sản đồng tại Lào. Tuy nhiên, 2 dự án này đang gặp khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý với Chính phủ Lào. PVN đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu và thoái vốn, dự kiến sau khi tháo gỡ khó khăn mới có thể tìm được đối tác quan tâm mua cổ phần.

PVN đã chuyển quyền sở hữu phần vốn góp của PVN tại NHTMCP Đại Dương (Oceanbank) theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Giá trị thu về 0 đồng so với giá trị đầu tư trên sổ sách kế toán là 800 tỉ đồng. PVN đã nhận được cổ tức từ phần vốn góp tại Oceanbank giai đoạn 2009-2013 là 244 tỉ đồng.

Theo Trà Phương

Pháp luật TPHCM

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên