Xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư: Startup tại Thung lũng Silicon vừa tuyên bố thành công!
Phương pháp này được gọi là "sinh thiết lỏng" (liquid biopsy), được khẳng định là có thể chẩn đoán sớm ung thư vùng đầu cổ, chính xác hơn các phương pháp khác.
- 10-08-2017Thực phẩm nào chữa được ung thư? Đây là câu trả lời rất rõ ràng
- 10-08-20171 triệu chứng không đau báo hiệu tới 3 bệnh ung thư: Nhận ra sớm là yếu tố sống còn
- 09-08-2017Chuyện lạ ở Việt Nam: Dùng Robot điều trị ung thư gan
Ý tưởng chẩn đoán các bệnh ung thư giai đoạn đầu bằng cách xét nghiệm máu đang thu hút nhiều nhà đầu tư và các công ty trên thế giới. Mới đây, Grail Inc - một công ty khởi nghiệp (startup) tại Thung lũng Silicon, Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu thành công phương pháp chẩn đoán các bệnh ung thư vùng đầu cổ bằng cách xét nghiệm máu.
Phương pháp xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư đầu cổ
Ung thư đầu cổ là căn bệnh phổ biến tại miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Nguyên nhân gây bệnh do nhiều yếu tố bao gồm đột biến gen, ăn nhiều cá khô mặn, hút thuốc kết hợp với việc nhiễm virus Epstein-Barr.
Các nhà khoa học tại chi nhánh Hong Kong của Grail đã thử nghiệm thành công phương pháp xét nghiệm máu nhằm xác định các đoạn ADN liên quan đến ung thư đầu cổ (nasopharyngeal carcinoma). Phương pháp này được gọi là liquid biopsy, tạm dịch "sinh thiết lỏng", giúp chẩn đoán ung thư sớm và chính xác hơn các phương pháp khác, và bệnh nhân có cơ hội sống sót cao hơn.
Sự phát triển của công nghệ gen gần đây như phương pháp giải trình tự ADN (genetic sequencing) mở ra hy vọng cho các phương pháp chẩn đoán ung thư sớm và chính xác hơn. Phát hiện ung thư sớm giúp điều trị bệnh hiệu quả và dễ dàng hơn.
Giáo sư Dennis Lo, trưởng nhóm nghiên cứu.
Ung thư đầu cổ và mối tương quan với ADN của virus
Nhiều công ty đã phát triển vài xét nghiệm chẩn đoán ung thư bằng sinh thiết lỏng và đưa ra thị trường. Nhưng hầu hết các sản phẩm chỉ tập trung xét nghiệm các bệnh nhân trước đó đã được chẩn đoán là có bệnh ung thư.
Thông thường, các khối u sẽ liên tục đào thải các đoạn ADN vào máu. Trong khi các sản phẩm xét nghiệm bệnh trên thị trường thường kiểm tra máu nhằm phát hiện ra các đột biến và khối u. Việc chẩn đoán ung thư giai đoạn đầu sẽ khó khăn hơn vì chỉ một lượng nhỏ ADN ung thư được đào thải vào máu.
Ông Mark Lee, trưởng phòng phát triển và lâm sàng tại Grail, cho biết mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ bằng cách nào virus Epstein-Barr có thể gây nên ung thư đầu cổ, tuy nhiên tất cả bệnh nhân đều mang loại virus này. Ngược lại, nhiều người được tiêm nhiễm virus Epstein-Barr lại không phát triển loại bệnh ung thư này.
Grail hiện đang tiến hành 2 thử nghiệm lâm sàng trên khoảng 130.000 người
Grail, start-up với hy vọng mang xét nghiệm máu chẩn đoán ung thư vào thị trường
Kết quả nghiên cứu này tạo ra kỳ vọng cho Grail. Từ khi thành lập năm 2016 đến nay, startup này đã kêu gọi vốn hơn 1,1 tỷ đô la Mỹ từ các tỷ phú Bill Gates, Jeff Bezos cũng như công ty Merck and China’s Tencent Holdings Ltd.
Giáo sư Dennis Lo tại Hong Kong, trưởng nhóm nghiên cứu đồng thời là nhà sáng lập Công ty Công nghệ Sinh học Cirina (công ty này đã hợp nhất với Grail Inc. hồi tháng 5/2017), cho biết: Grail hiện đang tiến hành 2 thử nghiệm lâm sàng trên khoảng 130.000 người.
Thử nghiệm đầu tiên giúp tìm hiểu sự khác nhau giữa thông tin di truyền ở tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh. Nghiên cứu thứ 2 tập trung vào thử nghiệm máu nhằm chẩn đoán sớm bệnh ung thư vú.
Chủ tịch Grail, Ken Drazan cho biết: "Chúng tôi rất kỳ vọng đưa xét nghiệm ung thư đầu cổ vào thị trường. Nếu thành công, đây sẽ là sản phẩm đầu tiên của công ty có mặt tại thị trường Đông Nam Á".
Phòng thí nghiệm tại Hong Kong
Hiệu quả xét nghiệm đối với các bệnh ung thư khác?
Trước khi đưa bất kỳ sản phẩm nào vào thị trường, các chuyên gia tại Grail phải kiểm tra các xét nghiệm nhiều lần. Sản phẩm đưa ra thị trường phải có tỉ lệ chẩn đoán sai sót rất thấp nhằm tránh việc điều trị không cần thiết và gây hoang mang cho bệnh nhân.
Ung thư liên quan đến nhiễm virus có thể được chẩn đoán dễ dàng và ít tốn chi phí vì phương pháp này nhận biết ADN virus chứ không phải ADN người. Tuy nhiên ở các loại ung thư khác đột biến do ung thư xảy ra rất thấp, hơn nữa, tình trạng bệnh ở mỗi người có thể khác nhau khiến cho việc chẩn đoán khó khăn hơn.
* Theo Bloomberg
Trí thức trẻ