MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Xì hơi" nhiều không phải cơ thể đang "giải độc" mà là phát ra một loạt tín hiệu cầu cứu: Thấy bất thường, phải xử lý ngay để bảo vệ chính mình

25-08-2021 - 23:00 PM | Sống

"Xì hơi" nhiều không phải cơ thể đang "giải độc" mà là phát ra một loạt tín hiệu cầu cứu: Thấy bất thường, phải xử lý ngay để bảo vệ chính mình

Xì hơi là một hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể. Chúng thường vô hại nhưng nhưng nếu bạn xì hơi nhiều kèm theo các biểu hiện bất thường thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý cần được điều trị.

Khi bạn ăn hay uống nước thì lượng khí sẽ đi vào cơ thể. Lúc đó cơ thể sẽ dần hình thành nên phản ứng xì hơi. Đây là hiện tượng không khí lọt vào cơ thể quá nhiều. Đồng thời hoạt động xì hơi hay ợ hơi sẽ đẩy bớt khí tích tụ trong cơ thể giúp bạn thoải mái hơn.

Xì hơi là hoạt động diễn ra thường xuyên ở mỗi người. Một số người quan niệm rằng hiện tượng này là một kiểu thải độc trong cơ thể. Do đó, xì hơi càng nhiều thì cơ thể càng thải được nhiều độc tố. Quan niệm này đúng hay sai?

Khí tích bên trong đường tiêu hóa quá nhiều có thể gây đầy hơi. Lượng khí này sẽ thoát ra ngoài bằng ợ và xì hơi. Như vậy, trong nhiều trường hợp, xì hơi nhiều là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mỗi ngày một người có thể xì hơi 5-15 lần tương ứng với khoảng 0,5l khí. Đây được xem là tình trạng sức khỏe bình thường, bạn không cần lo lắng. Thế nhưng xì hơi liên tục lại là một dấu hiệu bất thường và rất có thể bạn đang gặp phải căn bệnh nào đó, cần được phát hiện và điều trị sớm.

Xì hơi nhiều không phải cơ thể đang giải độc mà là phát ra một loạt tín hiệu cầu cứu: Thấy bất thường, phải xử lý ngay để bảo vệ chính mình  - Ảnh 1.

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân khiến bạn liên tục xì hơi. Ảnh: Internet

Xì hơi nhiều kèm theo một số dấu hiệu sau có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề

1. Liên tục xì hơi kèm sôi bụng

Tình trạng này có thể do bạn ăn quá nhiều khoai, đỗ hoặc thực phẩm giàu protein. Ngoài ra, bụng sôi và liên tục xì hơi cũng có thể do bạn mắc phải bệnh viêm dại dày, đại tràng hay một số bệnh lý liên quan đến tuyến tuỵ.

2. Xì hơi nhiều và nặng mùi

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng tiêu hóa của bạn không tốt. Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do cơ thể hấp thụ quá nhiều thịt hoặc thực phẩm có tính axit. Một số trường hợp xì hơi nhiều và thối là do xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết ruột hoặc viêm loét đại tràng.

Nhiều người mắc các chứng viêm nhiễm như lỵ amoebic hoặc nhiễm khuẩn lỵ đường ruột cũng gây xì hơi nặng mùi. Tuy nhiên, đôi khi do bạn ăn quá nhiều thực phẩm có mùi vị kích thích như hành, tỏi,… cũng gây nên trung tiện nhiều và nặng mùi.

3. Bụng sôi xì hơi nhiều đi ngoài kèm ợ nóng

Nếu bị xì hơi liên tục kèm theo các triệu chứng này có thể báo hiệu bạn bị trào ngược dịch vị hoặc do hệ tiêu hóa không dung nạp được lactose trong sữa hoặc gluten trong tinh bột. Bên cạnh các triệu chứng trên, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: Buồn nôn, đau quặn bụng, cảm thấy khó chịu ở thực quản.

Do đó, người bệnh cần đi thăm khám sớm để biết xì hơi nhiều có sao không trong trường hợp này.

Xì hơi nhiều không phải cơ thể đang giải độc mà là phát ra một loạt tín hiệu cầu cứu: Thấy bất thường, phải xử lý ngay để bảo vệ chính mình  - Ảnh 2.

Nếu bạn bị xì hơi đi kèm các dấu hiệu bất thường như đau bụng, đầy hơi dai dẳng thì bạn mới cần gặp bác sĩ. Ảnh: Internet

4. Đau bụng kèm xì hơi nhiều

Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến hiện tượng này như:

-Viêm dạ dày: Người bệnh bị đau bụng, xì hơi hoặc cảm thấy đau rát ở vùng thượng vị. Bệnh có thể kèm theo buồn nôn hoặc nôn.

-Loét dạ dày, tá tràng: Các triệu chứng phổ biến nhất là đau dạ dày. Một số trường hợp xuất hiện đau bụng và xì hơi nhiều.

-Viêm đại tràng: Bệnh xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đầy hơi, trung tiện nhiều…

-Các bệnh khác: viêm tuỵ, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hoá…

Ngoài ra, đau bụng xì hơi nhiều cũng có thể là dấu hiệu mang thai, do lúc này nội tiết tố thay đổi, làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hoá. Chính vì vậy, rất nhiều chị em phụ nữa gặp phải tình trạng xì hơi nhiều khi mới mang thai.

5. Xì hơi nhiều không mùi

Tình trạng xì hơi nhiều không mùi thường do cơ thể ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi như mì ống, khoai tây, tỏi, gừng,… Những loại thực phẩm này tạo ra một lượng lớn khí như hydro, carbon dioxide,… Sau khi ăn, lượng khí thải sẽ tăng lên và sinh ra tình trạng xì hơi liên tục.

Ngoài ra việc uống nhiều nước có ga, hoặc hút thuốc cũng làm tăng tần xuất xì hơi nhưng không có mùi.

Giải pháp giúp bạn giảm xì hơi

Xì hơi nhiều không phải cơ thể đang giải độc mà là phát ra một loạt tín hiệu cầu cứu: Thấy bất thường, phải xử lý ngay để bảo vệ chính mình  - Ảnh 3.

Ăn uống khoa học giúp giảm hiện tượng xì hơi quá mức. Ảnh: Internet

1. Hạn chế nhóm thực phẩm làm tăng hiện tượng xì hơi

Bạn nên có danh sách về những nhóm thực phẩm khiến số lần xì hơi tăng cao như tránh chất ngọt, sử dụng lượng đạm ở mức 1g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày - trong 2 tuần, ăn cân bằng giữa chất đạm và chất xơ.

Ngoài ra, cố gắng tăng cường sử dụng những thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa. Đó là một trong những phương pháp tự nhiên ít xâm lấn và tốt cho sức khỏe của chính bạn.

2. Giảm các thức ăn chứa chất béo

Thực phẩm giàu chất béo sẽ khiến bạn khó tiêu. Điều này là một trong những nguyên nhân chính là người ăn xì hơi nhiều. Khi đó lượng thức ăn thừa sẽ có thời gian lên men và tạo mùi khó chịu khi người ăn xì hơi.

3. Hạn chế đồ uống có ga và chứa cồn

Đồ uống có ga hay có cồn làm tăng lượng không khí đi vào cơ thể. Hơn nữa phần lớn thực phẩm này còn gây nên hiện tượng khó tiêu. Khi đó bạn sẽ bị tích tụ nhiều khí và cần xì hơi để loại bỏ.

4. Tập ăn chậm và nhai kỹ

Ăn uống quá nhanh sẽ khiến không khi dễ bị lọt vào trong. Do vậy bạn ăn chậm nhai kỹ sẽ giảm ảnh hưởng từ xì hơi. Thêm vào đó ăn chậm nhai kỹ còn hạn chế đau dạ dày và giúp hệ tiêu hóa đỡ đi một công đoạn xử lý thức ăn dạng thô

5. Phân nhỏ bữa ăn để dễ dàng hấp thụ

Có thể do bạn ăn quá nhiều nên hệ tiêu hóa bị căng thẳng. Vì vậy bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Những khẩu phần ăn nhẹ cũng sẽ giúp ích cho bạn. Từ đó, hệ tiêu hóa sẽ hấp thụ tốt hơn và hạn chế lượng khí tích tụ trong cơ thể.

6. Xây dựng thói quen luyện tập để giảm bớt khi thừa tích tụ

Xì hơi nhiều không phải cơ thể đang giải độc mà là phát ra một loạt tín hiệu cầu cứu: Thấy bất thường, phải xử lý ngay để bảo vệ chính mình  - Ảnh 4.

Căng thẳng cũng có thể khiến bạn xì hơi nhiều hơn. Ảnh: Internet

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia bạn nên luyện tập thể thao 30 phút/ ngày. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để rèn luyện sức bền. Đồng thời sự kết hợp của hệ hô hấp sẽ giúp giảm đi khi tích tụ trong cơ thể.

7. Từ bỏ thói quen hút thuốc cũng như nhai kẹo cao su

Hành động hút thuốc hay nhai kẹo sẽ khiến lượng không khí dễ xâm nhập vào cơ thể. Điều này sẽ làm bạn liên tục xì hơi khi những khí đó tích tụ quá nhiều. Do vậy bạn có thể hạn chế hành động này để giảm xì hơi.

Theo Sohu

Mai Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên