MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử

13-06-2023 - 10:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử

Các chuyên gia hàng đầu từ UOB Việt Nam, UOB Finlab và lĩnh vực thương mại điện tử đã mang đến nhều kiến thức và kinh nghiệm thực tế giúp doanh nghiệp có thể tự tin lướt trên con sóng thương mại đện tử.

Sáng nay ngày 13/6/2023, tại Tp.Hồ Chí Minh diễn ra sự kiện Xin chào SMEs do UOB Finlab tổ chức.

Sự kiện quy tụ các chuyên gia hàng đầu từ UOB Việt Nam, UOB Finlab và lĩnh vực thương mại điện tử cùng đông đảo đại diện các doanh nghiệp SMEs.

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử - Ảnh 1.

Phát biểu khai mạc, ông Victor Ngo - Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết, UOB có mạng lưới toàn cầu với hơn 500 văn phòng tại 19 quốc gia. Ngân hàng đã hiện diện ở Việt Nam ít nhất 30 năm. Trong suốt khoảng thời gian này, ngân hàng đã gặt hái được không ít thành công. Điều này có sự đóng góp rất lớn từ các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Hiểu được điều này, ngân hàng đã nỗ lực không ngừng để mang lại các nhiều giải pháp tài chính, các dịch vụ tư vấn phù hợp, cũng như thiết thực cho khách hàng doanh nghiệp như UOB Bizsmart, UOB Bizmerchant, ứng dụng UOB SME đã được ngân hàng đưa vào thực tế để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.

“Chúng tôi đã đầu tư vào việc phát triển năng lực ngân hàng số và giới thiệu các giải pháp kỹ thuật số để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, bao gồm các sáng kiến như: Ứng dụng ngân hàng di động, nền tảng ngân hàng trực tuyến và giải pháp thanh toán kỹ thuật số. UOB Chúng tôi đã đầu tư tới lên đến 500 triệu đô la Singapore vào các giải pháp sáng kiến đổi mới kỹ thuật số trên trên khắp các nước ASEAN Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Chúng tôi cũng tận dụng các lợi thế về các khả năng kỹ thuật số mạnh mẽ của mình, chẳng hạn như công cụ bảo lãnh phát hành tín dụng dựa trên phân tích dữ liệu, để đánh giá và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, ông Victor Ngo chia sẻ.

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử - Ảnh 2.

Ông Victor Ngo - Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB Việt Nam phát biểu khai mạc

Hôm nay, ngân hàng một lần nữa khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ lâu dài cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng việc ra mắt UOB Finlab tại Việt Nam.

“Chúng tôi mong muốn hỗ trợ toàn diện cho các doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ, trang bị cho họ các công cụ, kiến thức và nguồn lực cần thiết để thành công trên thị trường kỹ thuật số. Bằng cách tận dụng mạng lưới rộng lớn và chuyên môn của mình, UOB tin tưởng rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể vượt qua những thách thức hiện tại về số hóa và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế số. Đồng thời, chúng tôi kỳ vọng sự kiện ‘xin chào SMEs’ được diễn ra trong 2 ngày này sẽ mang lại nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích từ chương trình”, ông Victor Ngo phát biểu.

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử - Ảnh 3.

Cũng tại chương trình, ông Fred Lim - Giám đốc Cấp cao Khối Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ, Khối dịch vụ Ngân hàng, Khối Chuyển Đổi số Khách hàng Cá nhân Ngân hàng UOB Việt Nam chia sẻ, vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan trọng  đối với nền kinh tế tại các nước ASEAN.

Theo đó, riêng ở Việt Nam SMEs chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế: đóng góp 54% tăng trưởng GDP, chiếm 97% số doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp 31% tổng thu ngân sách & có hơn 5 triệu lao động. Tuy nhiên, doanh nghiệp SME vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số.

Mặt khác, UOB rất tin tưởng vào việc đổi mới trong lĩnh vực kỹ thuật số sẽ có tác động tích cực đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ như thúc đẩy hiệu quả kinh doanh,  nâng cao năng suất, để giảm thiểu tác động của lạm phát đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cao trải nghiệm khách hàng; bảo vệ dữ liệu tốt hơn; mở ra nhiều cơ hội hơn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng mới, với môi trường thương mại điện tử toàn cầu.

Do đó, trong nhiều năm trở lại đây, UOB đã luôn nỗ lực xúc tiến việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp SME, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sâu rộng hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Chương trình Xin Chào SMEs do UOB Finlab tổ chức là một trong những minh chứng cho quyết tâm đó. Với sự kiện này, UOB Kỳ vọng các doanh nghiệp SME có thể đạt được 3 trụ cột.

Tăng Trưởng - Có được kiến thức về cách tận dụng các kênh mới thông qua thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số để phát triển tệp khách hàng.

Kiến Thức – Tìm hiểu các chiến lược, lời khuyên hữu ích và cách ứng dụng công nghệ nhằm tăng doanh số bán hàng.

Kết Nối – Đem đến cho khách mời tham dự cơ hội kết nối với khách hàng tiềm năng, các khách mời tham gia khác, và các nhà cung cấp giải pháp.

Qua đó, doanh nghiệp có thể tự tin tham gia thị trường thương mại điện tử và tăng doanh số.

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử - Ảnh 4.

Ông Fred Lim - Giám đốc Cấp cao Khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Khối dịch vụ Ngân hàng, Khối Chuyển đổi số khách hàng cá nhân Ngân hàng UOB Việt Nam

Giới thiệu tổng quan chương trình xin chào SMEs, bà Nguyễn Thu Thảo Giám đốc Liên kết Phát triển Chiến lược OFEI, Ngân hàng UOB Việt Nam cho biết:

"UOB FinLab là một đơn vị tăng tốc đổi mới của UOB, được thành lập vào năm 2015. Thời điểm đó, chúng tôi đã hỗ trợ được cho 15 startup kêu gọi vốn được 50 triệu USD. Đồng thời, dẫn dắt 15 start up này lên đến mức định giá 300 triệu USD. Năm 2018, UOB Finlab chuyển hướng sang hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn thông qua các chương trình chuyển đổi số và mở rộng ra Malaysia, Thái Lan.

Hôm nay, chúng tôi rất vinh dự ra mắt  UOB Finlab Việt Nam để hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs Việt Nam phát triển. Dự án sẽ liên kết các doanh nghiệp và các đơn vị cung cấp giải pháp số. Để doanh nghiệp có thể tìm được cái giải pháp hợp lý để phát triển bền vững. Ngoài ta, chúng tôi còn có một hệ sinh thái phong phú hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Chúng tôi đã kết nối và hỗ trợ được 21.000 doanh nghiệp trên khắp khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, chúng tôi có 5.000 doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào dự án. Chúng tôi rất kỳ vọng dự án sẽ mang lại những giá trị nhiều hơn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Chương trình Finlab ở Việt Nam sẽ có nội dung là Xin chào SMEs: tăng doanh số với thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số. Sự kiện có 2 ngày, mục đích ngày đầu tiên là có kiến thức để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp có cơ hội kết nối để cùng tăng trưởng. Ngày thứ 2 là về digital marketing.

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử - Ảnh 5.

Ra mắt UOB Finlab Việt Nam

Tham gia sự kiện, phát biểu về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp thông qua thương mại điện tử và tiếp thị kỹ thuật số cũng như sự kiện ra mắt Finlab của UOB, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết: "Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới, Finlab sẽ hỗ trợ các SME tại Việt Nam về nhiều mặt. Đặc biệt là về nguồn vốn, không phải chỉ từ mỗi ngân hàng. Tôi xin chúc cho sự kiện thành công tốt đẹp" .

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử - Ảnh 6.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam

Ông Nguyễn Minh Đức - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM)

Theo các thống kê của Nielsen và Vecom, Việt Nam là một trong các nước phục hồi nhanh nhất hậu đại dịch. Thương mại điện tử là một trong những đầu kéo mạnh nhất cho sự phục hồi đó. Tuy nhiên trong năm 2023, tình hình kinh tế chững lại, người tiêu dùng có xu hướng thận trọng trong việc mua sắm. Những sản phẩm không thiết yếu sẽ bị hạn chế, những yếu tố làm tăng chi phí có thể khiến khách hàng không mua hàng.

Ngoài ra, thời gian vừa qua nhiều thương hiệu lớn cũng đã đẩy mạnh mua sắm online, như coopmart có cửa hàng online, ứng dụng trực tuyến. Winmart, BHX tất cả đều có mặt trên kênh online.

Bên cạnh đó, hiện nay, người tiêu dùng được tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để mua sắm online, như miễn phí giao hàng, hay có thể mua sắm trực tiếp trên các nền tảng giải trí.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít thách thức.Tuy nhiên, lợi thế của SMEs là dễ dàng thay đổi, linh hoạt, ứng dụng các công nghệ mới nhất mà không cần phải nghiên cứu đánh giá quá sâu; có thể dễ dàng tập trung vào một thị trường ngách rồi nhanh chóng chiếm trọn thị phần; hay có thể tạo nội dung phủ kín một lĩnh vực chỉ trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, sự phát triển của AI hiện cũng đã hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều. Ví dụ như Chat GPT có thể hỗ trợ doanh nghiệp viết content, hay Mid Journey có thể hỗ trợ doanh nghiệp thiết kế sản phẩm.

Bên cạnh đó, lực lượng Affiliate marketing (marketing liên kết) vẫn cho thấy sự hoạt động hiệu quả dù đã có rất nhiều kênh marketing khác được sinh ra.

“Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp nếu có thể tận dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để tạo nội dung, hoặc nhờ Affiliate Marketing (tiếp thị liên kết) hoặc các nền tảng gossip để chọn các KOL/KOC (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội) để quảng cáo và khai thác hiệu quả hơn hoạt động thương mại điện tử”, ông Đức đánh giá.

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử - Ảnh 7.

Ông Nguyễn Minh Đức - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (Vecom)

Tại phần tham luận về Công nghệ thương mại điện tử, ông Lê Hồng Đức, Trưởng phòng tư vấn giải pháp quảng cáo Haravan, cho biết, Haravan có 9 năm mang đến các giải pháp omnichannel và tiếp thị hàng đầu cho các doanh nghiệp.Haravan sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tăng tiếp cận, quản lý tồn kho, theo dõi hiệu suất nhân viên, và cả khâu hậu mãi.

Chúng tôi sẽ chia sẻ 1) sự thay đổi hành vi của nhà bán hàng trên social ecommerce; 2) Tính năng meta hợp tác với haravan hỗ trợ bán hàng quảng cáo hiệu quả; 3) case study những nhà kinh doanh thành công trên haravan.

Cuối năm vừa qua, người ta lên xem live stream rất nhiều, ngoài ra, vừa qua tiktok cũng có phát triển tính năng bán hàng trên nền tảng này. Sự thay đổi hành vi này dẫn đến người dùng lên livestream mua hàng rất nhiều. Ở Việt Nam, hành vi mua hàng trên social của người Việt Nam rất khó thay đổi, bởi vì chúng ta có thể vào đó nhắn tin, tương tác trực tiếp. Mọi sản phẩm dịch vụ chỉ cần hướng dẫn, không cần phải có các nội dung quảng cáo. Việc tư vấn mua hàng giờ đây chuyển sang trực tiếp trong các box chat.

Vừa rồi, tik tok còn làm livestream mua hàng còn đơn giản hơn. Hiện nay, haravan và meta có hỗ trợ chỉ cần 1 câu lệnh là tạo ra một luồng mua hàng, giúp khách hàng có trải nghiệm rất liền mạch. Giúp các nhà bán hàng có thể dễ dàng thực hiện những điều này mà không cần quá nhiều thủ tục. Thậm chí nếu chốt đơn không thành công, khách hàng cũng có thể nhận được các thông báo, khuyến mãi, voucher, 24/24.

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử - Ảnh 8.

ông Lê Hồng Đức, Trưởng phòng tư vấn giải pháp quảng cáo Haravan

Trong khi đó, tại phần tham luận của mình, bà Nguyễn Trần Bích Ngọc, CEO và Co founder Ecom easy cho biết, có rất nhiều khó khăn khi doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử như là sàn đang bán được, hàng hóa nào bán được, khu giá nào được trả tiền nhiều nhất. Chân dung khách hàng, chi phí nào phải chú trọng.

Theo các nghiên cứu của Ecom Easy, shopee đang là sàn lớn nhất với lượng giá trị giao dịch vào khoảng 56,8 nghìn tỷ đồng, lazada theo sau 16 nghìn tỷ đồng và 15,7 nghìn tỷ đồng là tik tok shop.

Về sản phẩm được mua nhiều nhất. đối với shopee tik tok shop mỹ phẩm được bán nhiều nhất. Mặt hàng thứ 2 là thời trang nữ, thứ 3 là nhà cửa và đời sống, thứ 4 là thời trang nam, thứ 5 là mẹ và bé, phần còn lại là đồ ăn thức uống, bách hóa,...

Về mức giá dễ bán, hiện nay nếu niêm yết giá ở khoảng 88 nghìn đồng doanh nghiệp có thể bán được hàng trên shopee; Lazada là 133 nghìn; tik tok là 139 nghìn (giá đã bán có discount). Việc tik tok shop có giá cao chủ yếu do bán mỹ phẩm là chính.

Về chân dung khách hàng, người mua trên shopee có 60% khách hàng nữ, 22% ở TP.HCM; Lazada có 58% là nam, 61% ở HCM; Tik tok shop chưa có thống kê. Về độ tuổi thì hầu hết các sàn có lượng khách hàng trong độ tuổi 18-35.

Tuy nhiên, việc triển khai trên sàn thương mại điện tử sẽ cần nhiều bước và nhiều khâu. Để hỗ trợ tốt nhất trong quá trình chinh phục các sàn thương mại điện tử, Ecom Easy sẽ giúp khách hàng từ việc mới bắt đầu thành lập cửa hàng trên các sàn thương mại điện tử cho đến khi phát triển mạnh mẽ.

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử - Ảnh 9.

Bà Nguyễn Trần Bích Ngọc, CEO và Co founder Ecom easy

Ông Lê Sỹ Dũng, Chủ shoptido kinh doanh mỹ phẩm 7 năm trên shopee City captain:

Có 4 vấn đề cần quan tâm khi doanh nghiệp muốn lên sàn ecommerce 1) nghiên cứu đúng sản phẩm; 2) tạo traffic; 3) xây dựng shop chuẩn sàn; 4) xây dựng Hero SKU.

Về vấn đầu tiên, doanh nghiệp cần tránh Fomo. Không nên thấy người khác bán được, nên cũng bán theo. Vì những shop bán được là những shop đã tồn tại lâu rồi. Thông thường các shop này sẽ được ưu tiên hơn các shop mới. Ngoài ra, cần xem xét xem sản phẩm này có phù hợp để bán online hay không. Ví dụ những sản phẩm có mức giá quá lớn hay yêu cầu trải nghiệm cao sẽ khó lên sàn. Mặt khác, tư duy bán hàng trên kênh online cũng rất khác so với offline.

Về traffic, có 2 nguồn traffic là ngoại sàn và nội sàn. Trong đó, ngoại sàn là từ các nền tảng khác sang; nội sàn đến từ các chương trình marketing của sàn, các chiến dịch marketing từ sàn.

Xây dựng shop chuẩn, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các hình ảnh, video, nội dung, cách thức bày trí. Đồng thời các nhà bán hàng cần phải quan tâm thêm đến việc cửa hàng số sẽ là shop Mall hay shop thường.

Xây dựng Hero SKU là việc tập trung vào một sản phẩm, sau đó rút ra công thức để để làm những sản phẩm tiếp theo trong từng giai đoạn. Đồng thời, nhà bán hàng cũng nên quan tâm đến lợi nhuận trên tổng gian hàng trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Đại diện của Tik Tok và Amazon tại chương trình cũng đã có nhiều chia sẻ hữu ích cho doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử trong nước cũng như vươn ra nước ngoài.

Xin chào SMEs: UOB Finlab bật mí các “tuyệt chiêu” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và tiếp thị hiệu quả trong thương mại điện tử - Ảnh 10.

Ông Lê Sỹ Dũng

Kim Ngân

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên