Xin dừng họp Quốc hội để ghép tim: Vì sao cả 2 giám đốc BV Việt Đức, Huế phải hối hả trong đêm?
Một bệnh nhân có trái tim to gấp 3 lần bình thường vừa hồi sinh nhờ một trái tim được vận chuyển qua quãng đường 700km.
- 14-06-2018Bức thư cha doanh nhân gửi cho con trai: Tính cách sẽ quyết định tất cả, nó định hướng cách con sống để hạnh phúc và hài lòng với cuộc đời
- 14-06-2018Ngủ 8 tiếng/ngày mới đúng? Con số "chính xác" này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại!
- 12-04-2018Vợ hiến tạng chồng, mẹ mang tạng con cứu 6 người: Khi cái chết hồi sinh sự sống khác
Dù đang bận tham gia kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội, nhưng GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng ghép tạng Bệnh viện T.Ư Huế xin tạm dừng họp để tham gia lấy tạng, chuyển quả tim từ Hà Nội vào Huế. Đằng sau việc xin tạm dừng họp Quốc hội là câu chuyện xúc động về vị ĐBQH và GĐBV Việt Đức trong cuộc đua cứu sống bệnh nhân 15 tuổi.
Ông Nguyễn Hoàng Phúc – Phó giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia cho biết, trung tâm này vừa điều phối một trái tim từ Hà Nội tới Bệnh viện Trung ương Huế vào ngày 13/6/2018 để ghép cho một bệnh nhân.
Được biết, trái tim hiến tặng là của một nam thanh niên còn rất trẻ không may bị tai nạn. Sau khi, bị tai nạn nam thanh niên này được chuyển vào BV Việt Đức cấp cứu, dù đã được các bác sĩ hết lòng cứu chữa, nhưng thanh niên này vẫn không thể qua khỏi và rơi vào tình trạng chết não . Trong thời điểm đau thương ấy, gia đình anh đã tình nguyện hiến tặng toàn bộ mô/tạng.
Ngay sau quyết định của gia đình, Trung tâm điều phối tạng Quốc gia đã rà soát danh sách chờ ghép và xác định có 2 bệnh nhân nặng, đang cấp cứu ở BV TW Huế và BV Chợ Rẫy đủ điều kiện tiếp nhận tạng khẩn cấp.
Trung tâm ĐPGTQG đã quyết định điều chuyển trái tim của người thanh niên nói trên tới Bệnh viện Trung ương Huế để ghép cho bệnh nhân có chỉ số ưu tiên cao nhất mới 15 tuổi.
Nhịp tim đập lại.
Sau khi chọn được người ghép phù hợp, các bác sĩ tiếp tục thực hiện thủ thuật cuối cùng để kết luận trái tim của người hiến có ghép được cho cháu bé hay không đó là việc đọ chéo máu.
Ông Phúc cho biết, thông thường một ca ghép tim như vây, các bác sỹ sẽ phải mang máu của người nhận ra nơi có người hiến để đọ chéo đồng thời chờ đợi để mang tạng về ghép cho bệnh nhân của mình.
"Đối với ca ghép này, do thời gian quá gấp, lịch bay không phù hợp nên kíp bác sỹ từ Bệnh viện Trung ương Huế không đủ thời gian để mang máu của bệnh nhân bay ra Hà Nội đọ chéo và lấy tạng", ông Phúc cho hay.
Trong tình huống này, Giáo sư Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã quyết định để kíp y bác sỹ của Bệnh viện lấy trái tim sau đó đưa trái tim này từ Hà Nội vào Huế.
Để kịp thời gian, Trung tâm ĐPGTQG đã mang mẫu máu của người hiến bay vào Huế trước để thực hiện việc đọ chéo. Trong lúc chờ kết quả đọ chéo máu, trái tim người hiến vẫn được Trung tâm và kíp bác sỹ bệnh viện Việt Đức bắt chuyến bay tiếp theo vào Thành phố Đà Nẵng để chuyển tới Huế.
Trong khoảng thời gian này, Bệnh viện Trung ương Huế đã chuẩn bị một chiếc xe cấp cứu đặc biệt với đầy đủ trang thiết bị để chờ đón trái tim. Để kịp thời gian, các bác sỹ xác định sẽ phải thực hiện các thao tác ban đầu liên quan đến kíp ghép ngay trên xe.
Khoảng 23h15 phút, ngày 13/6 chiếc xe cấp cứu về tới BV Trung ương Huế, khi trái tim vừa về đến bệnh viện một vài phút cũng là lúc việc đọ chéo máu cho kết quả tốt.
Tuy nhiên, do người nhận là bệnh nhân còn trẻ tuổi, bị suy tim giai đoạn cuối và cháu mang một trái tim có kích cỡ khác thường khiến lồng ngực nhô cao vì thế khi ghép các bác sĩ đã dự phòng mọi phương án có thể xảy ra. Đến 2h47 phút ngày 14/6, trái tim đã chính thức đập lại trong lồng ngực của bệnh nhân.
Nhận định về ca ghép tim này, ông Phúc cho biết, đây là ca điều phối tim hy hữu phải dùng tới nhiều phương tiện vận chuyển và quãng đường vận chuyển phức tạp hơn các ca vận chuyển tim trước đây.
Trí thức trẻ