Xin nói thẳng: Ở nơi làm việc, càng giữ 1 thứ này thì càng khó giàu
Thời điểm con người trưởng thành nhanh nhất là khi họ biết cách gạt bỏ một số người và sự việc khỏi tâm trí.
- 25-12-2024Bằng cấp hay mối quan hệ cũng không quý bằng thứ này ở nơi làm việc
- 21-12-2024Đường công danh có thể "gặp họa" nếu phạm phải 5 điều này tại nơi làm việc
- 04-09-20248 điều người EQ cao không làm, nơi làm việc có nhiều người như vậy: nếu bạn không mắc phải thì xin chúc mừng
Nhiều người ngày nay chọn cách kiếm tiền, xa hơn là làm giàu từ đi làm công việc văn phòng. Nhưng trước khi họ đạt được mục tiêu thì đã sớm kiệt quệ về tinh thần.
Nguyên nhân cốt lõi khiến bạn đau đầu ở nơi làm việc vì bạn quan tâm quá nhiều.
Tôi đồng tình với câu nói: Thời điểm con người trưởng thành nhanh nhất là khi họ biết cách gạt bỏ một số người và sự việc khỏi tâm trí.
Người càng mạnh mẽ thì càng biết cách thờ ơ.
01
Không quan tâm đến thái độ của đồng nghiệp
Nhà tâm lý học Harriet Black (Mỹ) từng kể về câu chuyện của một giám đốc điều hành công ty trong cuốn sách của mình.
Khi mới bắt đầu làm việc, cô đã đáp ứng mọi yêu cầu của đồng nghiệp. Khi ai đó yêu cầu giúp đỡ trong việc lập biểu mẫu, cô ấy sẽ cố gắng hết sức để giúp họ; khi ai đó yêu cầu cô mang bữa trưa đến, cô không bao giờ từ chối.
Thật đáng tiếc khi nỗ lực giành được sự công nhận của đồng nghiệp chỉ khiến cô bị quá tải. Cô đã bận rộn đáp ứng yêu cầu của người khác hàng ngày mà không còn thời gian dành cho mình.
Cuối cùng, vì đứng cuối trong cuộc bảng xếp hàng đánh giá hàng quý nên cô bị sếp khiển trách nặng nề, đồng nghiệp cũng cười nhạo cô sau lưng.
Thấy vậy, cô quyết định không lấy lòng người khác nữa. Cô tập trung giải quyết các vấn đề thuộc trách nhiệm của mình và từ chối mọi yêu cầu giúp đỡ thừa thãi từ đồng nghiệp,
Sự thay đổi này của cô đã nhận về nhiều cái nhíu mày. Nhưng giờ cô không còn quan tâm đến đánh giá của người khác, chỉ tập trung hoàn thành công việc của mình và nhanh chóng đạt đến cấp quản lý.
Hãy nhớ rằng mục đích cuối cùng khi đi làm là để phát triển bản thân và kiếm tiền, chứ không phải kết bạn.
Nhiều người cảm thấy nơi làm việc cũng là một thế giới nhỏ bé. Thế nên họ phải chú ý đến mối quan hệ giữa con người với nhau và hành xử thật tinh tế. Tuy nhiên nếu chỉ cố gắng làm hài lòng đồng nghiệp, bạn sẽ bớt đi thời gian dành cho mình.
Khi tâm trí của bạn biết cách ngăn chặn sự phán xét từ bên ngoài, không quan tâm đến thái độ của đồng nghiệp, công việc sẽ bớt mang lại đau khổ cho bạn hơn.
02
Đừng quan tâm đến lời chỉ trích của cấp trên
Tôi từng có một đồng nghiệp rất sợ sếp.
Một lần, cô ấy cần đưa ra đề xuất cho một dự án video mới. Dù đã làm việc rất cẩn thận nhưng cô mãi chần chừ không dám nộp bản thảo lên cho sếp. Khi tôi hỏi cô ấy lý do, cô chỉ cười khổ nói: Tôi sợ làm cấp trên tức giận.
Lần khác, sếp lại chỉ trích cô làm việc quá bất cẩn. Cô buồn bã suốt vài ngày, trong đầu cứ nhai đi nhai lại lời nhắc của sếp. Cô nói cô không còn ý định làm việc nữa.
Tôi từng khuyên cô ấy: “Sếp thích mắng thì cứ mắng. Nếu họ mắng sai cô thì hãy bỏ qua. Còn nếu bị mắng đúng thì hãy chấp nhận. Họ mắng một lần rồi bạn lại trưởng thành lên thì cũng không có gì đáng tiếc. "
Nhưng cô không thể nghe lời khuyên và cứ để trí óc của mình bị dằn vặt.
Cấp trên có cảm xúc như thế nào là quyền tự do của anh ta. Nhưng chúng ta có tâm lý ra sao ở nơi làm việc cũng là thứ ta lựa chọn được.
Ở nơi làm việc, mọi người đều có những vấn đề riêng. Chúng ta không cần chịu trách nhiệm với cảm xúc của lãnh đạo, mà chỉ nên tập trung vào công việc trước mắt.
Khi Cựu phó chủ tịch Pixar - ông Lawrence còn làm việc tại Pixar thì có một ông chủ rất nóng tính, đó là Steve Jobs. Tại cuộc họp, sau khi Lawrence báo cáo, Jobs quát thẳng vào mặt ông: "Đây là thứ rác rưởi gì vậy? Tôi không thể tin được đây là thứ do một người bình thường làm ra."
Lúc này, tất cả những người tham gia cuộc họp đều lo lắng. Nhưng chỉ riêng Lawrence vẫn bình tĩnh tiếp nhận góp ý của sếp và nói với Jobs: “Nếu ông cho rằng cá nhân tôi có vấn đề, hãy đuổi việc tôi. Nếu ông cho rằng đề xuất của tôi sai sót, vui lòng chỉ ra vấn đề cụ thể".
Sau khi nghe Lawrence trình bày, Steve Jobs không còn tức giận nữa. Thấy Steve Jobs không lên tiếng, Lawrence tiếp tục báo cáo như thể không có chuyện gì xảy ra.
Lawrence sau đó đã giúp Pixar biến lỗ thành lãi và trở thành một trong những tài năng được Jobs ngưỡng mộ nhất.
Nancy Rothbard, giáo sư tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, từng nói: “Khi sếp la mắng bạn, điều mang tính xây dựng nhất mà bạn có thể làm là: Đừng coi đó là chuyện cá nhân”.
Học cách điều chỉnh trạng thái công việc, dành ít thời gian hơn cho sự tức giận, lời quát mắng của sếp và dành nhiều năng lượng hơn cho việc cải thiện giá trị bản thân. Đây mới là con đường đúng đắn nhất dành cho bạn.
Sau nhiều năm làm việc, tôi tóm tắt công việc của mình thành hai điều: Đầu tiên là hoàn thành công việc và thứ hai là kiếm được tiền. Nhớ rằng bạn có thể phớt lờ và bỏ qua bất kỳ người và vấn đề nào ảnh hưởng đến tâm trí của bạn.
Theo Toutiao
Phụ nữ số