Xót xa bức ảnh cụ bà ngồi lả bên cạnh bình oxy giữa "cơn bão" Covid-19 càn quét Ấn Độ, câu chuyện phía sau khiến tất cả giật mình
Báo chí và các phương tiện truyền thông xã hội đang lan truyền nhiều hình ảnh hãi hùng về sự hoành hành của dịch bệnh và tình trạng "thất thủ" của hệ thống y tế ở Ấn Độ.
- 27-04-2021NÓNG: Nhân viên khách sạn ở Yên Bái dương tính với SARS-CoV-2, là F1 của chuyên gia Ấn Độ
- 26-04-2021Nguyên nhân thổi bùng làn sóng Covid-19 khủng khiếp ở Ấn Độ và thảm họa đe dọa cả thế giới
- 26-04-2021"Cứ 4 phút có một người chết": Sự thảm khốc không tin nổi ở Ấn Độ sau kỳ lễ hội và làn sóng "về quê"
Đại dịch Covid-19 đã "làm khổ" thế giới từ đầu năm 2020 nhưng đối với người dân Ấn Độ, dường như thời điểm này mới thực sự là "cơn ác mộng kinh hoàng" khi làn sóng Covid-19 thứ 2 vô cùng tồi tệ tràn vào, nhấn chìm cả hệ thống y tế và cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người chỉ trong vài ngày. Đây thực sự là những tháng ngày đen tối nhất của đại dịch Covid-19 ở quốc gia Nam Á này.
Tính đến ngày 25/4, Ấn Độ đã có tới 4 ngày liên tiếp ghi nhận trên 300.000 ca nhiễm/ngày, ngày sau cao hơn ngày trước và số người tử vong theo ngày do Covid-19 cũng liên tục lên mức cao mới với 349.691 trường hợp mắc mới và 2.767 bệnh nhân thiệt mạng trong ngày 25/4.
Báo chí và các phương tiện truyền thông xã hội đang lan truyền ngày càng nhiều những hình ảnh hãi hùng về sự hoành hành của dịch bệnh và tình trạng "thất thủ" của hệ thống y tế ở Ấn Độ.
Trên mạng xã hội, người ta cũng liên tục chia sẻ những hình ảnh tang thương, khói lửa hỏa táng mù mịt vô cùng đau đớn ở Ấn Độ. Người thì chia sẻ với mục đích thương cảm cho nỗi đau đớn, khốn khổ cùng cực của bệnh nhân mắc Covid-19 không được chữa trị vì thiếu oxy, thiếu thuốc men, thiếu cả giường nằm và phải gục chết trên cáng bệnh viện, ngay ngoài cổng viện... Người thì chia sẻ với mục đích chỉ trích các nhà chức trách phản ứng chậm dẫn đến "vỡ trận".
Mới đây, cư dân mạng cũng liên tục chia sẻ bức ảnh một cụ bà ngồi thất thần trên đường với chiếc bình oxy nằm lăn lóc bên cạnh. Hình ảnh này quả thực rất có sức lay động trong bối cảnh người dân Ấn Độ đang phải gồng mình chống chọi với "sóng thần" Covid-19.
Bức ảnh lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội
Trang Facebook Didi Ke Bolo của bà Mamata Banerjee (hiện là Bộ trưởng Tây Bengal) đã chia sẻ bức ảnh này kèm theo hashtag '#ResignModi' và dòng chú thích: "Đây có phải là một ví dụ về đất nước Ấn Độ có thể tự lực?".
Bức ảnh cũng được nhà báo Aarif Shah chia sẻ trên Twitter với chú thích: "Đây là điều đang diễn ra ở Ấn Độ, ngay bây giờ." Dòng tweet đã thu hút hơn 2.500 lượt thích và hơn 1.000 người chia sẻ. Nhiều người khác cũng đã chia sẻ hình ảnh trên Twitter, với các chú thích khác nhau chỉ trích Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và chính phủ.
Sự thật về bức ảnh
Tờ tin tức The Print của Ấn Độ cho hay bức ảnh đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội thực chất được chụp vào năm 2018 tại Agra của Uttar Pradesh. Một video tường thuật về vụ việc đã được hãng tin ANI tải lên YouTube vào ngày 7 tháng 4 năm 2018.
Theo báo cáo, một người đàn ông được cho là đang đợi xe cấp cứu tại Trường Cao đẳng Y tế Agra của Uttar Pradesh trong khi mang theo một bình oxy để giúp mẹ anh duy trì sự sống.
Video về sự việc được đăng tải lên YouTube
Bức ảnh người phụ nữ lớn tuổi ngồi vạ vật trên đường dù đang phải đeo mặt nạ dưỡng khí đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội vào thời điểm đó. Được biết, người con trai đã đợi xe cấp cứu rất lâu nhưng nó đã không đến. Vào thời điểm đó, các nhà chức trách bệnh viện, đã bác bỏ cáo buộc rằng có sự chậm trễ trong việc điều xe cấp cứu.
Đúng là, người dân Ấn Độ (đặc biệt là ở thủ đô New Delhi - một trong những khu vực ảnh hưởng tồi tệ nhất) đang phải chịu thảm cảnh khi Covid-19 tấn công, các bệnh viện quá tải, còn người dân rơi vào tuyệt vọng. Tuy nhiên, cư dân mạng cần tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin và ấn nút chia sẻ. Những hình ảnh không được kiểm chứng bị lan truyền có thể ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến cuộc sống của nhiều người.
Nguồn: The Print
Pháp luật và bạn đọc