Xứ Cảng Thơm đang dần mất đi biểu tượng đặc trưng văn hóa
Ánh đèn ne-on, một biểu tượng của Hồng Kông đang dần biến mất. Ảnh: Bloomberg.
Tốc độ thành phố mất đi những địa điểm nổi tiếng nhất trong vài tháng qua thật sự ở tốc độ chóng mặt.
- 01-12-2022Ngạc nhiên vì Gen Y Hồng Kông: Giờ này vẫn sống “healthy & balance”, muốn cuộc sống ổn định và nghỉ hưu ở tuổi 56
- 09-06-2022Nghịch lý: GDP bình quân đầu người đạt gần 47.000 USD, Hồng Kông (Trung Quốc) vẫn đau đầu tìm cách dẹp bỏ "nhà hộp diêm"
- 28-03-2022Sẵn sàng chi hàng tỷ USD để mua bất động sản Trung Quốc, các "ông trùm" Hồng Kông lập kế hoạch "lấn sân" sang đại lục
Trong nhiều năm, nhiếp ảnh gia Carlos Sun đã ghi lại cảnh đường phố Hồng Kông (Trung Quốc) đang thay đổi, chụp ảnh các tiệm bánh truyền thống và cửa hàng dim sum sắp đóng cửa do các ông chủ đã lớn tuổi hoặc hợp đồng thuê nhà hết hạn.
Sun, chủ tài khoản Instagram Vanishing Hong Kong cho biết, mọi việc diễn ra quá nhanh trong thời gian gần đây. “Cứ mỗi tuần lại có một nhà hàng đóng cửa”, Sun nói.
Các quy tắc kiểm soát biên giới nghiêm ngặt và giãn cách xã hội trong thời kỳ đại dịch đã khiến việc đóng cửa các nhà hàng nổi tiếng và quán cà phê mang tính biểu tượng của xứ "Cảng Thơm" ngày một nhanh chóng.
Các địa danh biến mất bao gồm nhà hàng hải sản nổi Jumbo hay Lin Heung, một trong những nhà hàng dim sum truyền thống cuối cùng của thành phố. Các quán trà mang đặc trưng phong cách Hồng Kông (cha chan teng) bán đồ ăn sáng và bánh dứa, cũng đã đóng cửa.
Một cửa hàng điểm tâm đặc trưng của Hồng Kông. Ảnh: Bloomberg.
Ngoài những hiệu ứng từ đại dịch Covid, nhiều cửa hàng gia truyền lâu đời đang phải đóng cửa do các quy định xây dựng nghiêm ngặt hơn.
Sự biến mất dần dần của những ngọn đèn neon phổ biến một thời là một phần của nỗ lực chỉnh trang đô thị. Nhưng việc hàng loạt các cửa hàng đóng cửa đã gây ra nỗi buồn hoài niệm trong số 80.000 người theo dõi của Sun trên Instagram, nhiều người trong số họ coi những thay đổi này làm mất đi nét đặc trưng của thành phố.
Mee Kam Ng, một học giả nghiên cứu đô thị tại Đại học Trung Quốc Hồng Kông, cho rằng mất đi các nhà hàng cũ giống như mất đi một phần của Hồng Kông, điều này rất đáng buồn.
Trong khi một số cửa hàng do do Sun giới thiệu có thể sẽ được mở cửa trở lại ở các địa điểm mới do Hồng Kông gần đây đã nới lỏng một số hạn chế liên quan đến đại dịch, nhiều trường hợp đóng cửa là do không thể tìm được những người trẻ để tiếp tục công việc kinh doanh.
Vì lý do này, Ian Ma, người làm việc trong lĩnh vực tài chính, đã bắt đầu trang Instagram Cửa hàng lịch sử Hồng Kông vào năm 2018, để giúp kết nối các chủ cửa hàng với những người học việc tiềm năng.
Tài khoản này gần đây đã đăng một quảng cáo tuyển dụng thợ may và thu hút được một vài người nộp đơn, Ma cho biết. Anh cũng có kế hoạch giúp giới thiệu các doanh nghiệp truyền thống với những chủ nhà sẵn sàng cung cấp giá thuê rẻ hơn và kết nối các chủ doanh nghiệp có ý định ra nước ngoài với những người quan tâm đến việc tiếp quản nhà hàng.
“Nếu bạn muốn bảo quản một thứ gì đó vì bạn không muốn thấy chúng biến mất, chúng ta phải chủ động hơn", Ma nói.
Nhịp sống thị trường