MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 bài học từ nhà sáng lập Oculus Rift

04-05-2014 - 16:30 PM |

Palmer Luckey là trí tuệ trẻ đứng sau công ty thực tế ảo Oculus Rift vừa được mạng xã hội Facebook mua lại với giá 2 tỷ USD.

Palmer Luckey là trí tuệ trẻ đứng sau công ty thực tế ảo Oculus Rift vừa được mạng xã hội Facebook mua lại với giá 2 tỷ USD.

Mới đây, Facebook thông báo mua lại công ty chuyên về công nghệ thực tế ảo Oculus Rift với giá 2 tỷ USD. Phía sau vẻ ngoài hào nhoáng về vận may bất ngờ chính là câu chuyện của cậu thanh niên Palmer Luckey tìm thấy thành công khi đang theo đuổi đam mê của mình. Và dù còn non kinh nghiệm, Luckey đã chạm được một tay vào vinh quang trong lĩnh vực mà nhiều người từng thất bại. Bất kỳ ai, đặc biệt là người trẻ đang có ý định khởi nghiệp, đều có thể tìm thấy ở chàng trai 21 tuổi những bài học đáng giá trong cuộc sống.

Theo đuổi đam mê

Luckey bắt đầu Oculus Rift khi đang còn niên thiếu. Anh hiện đã 21 tuổi và qua một đêm trở thành triệu phú, song con đường dẫn đến thành công khởi đầu một cách khiêm tốn chỉ bằng cách tập trung vào một trong những niềm đam mê của mình.

Lấy cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, Luckey dành trọn vẹn những năm tháng thiếu niên để học mọi thứ về công nghệ thực tế ảo (VR). Trong khi phần lớn những đứa trẻ bằng tuổi chỉ cố để trở nên nổi tiếng, Luckey lại tham dự các khóa học cộng đồng tại Đại học Bang California và trở thành tin tặc.

Ở tuổi 16, cậu kiếm ra tiền từ nhiều việc khác nhau, trong đó có cả thu thập các màn hình có thể gắn lên đầu. Sau khi đã chất đống chúng, câu chuyện tiếp diễn khi Luckey bắt đầu chế tạo chiếc tai nghe đầu tiên cho mình. Đó chính là câu chuyện cổ tích về nỗ lực tự giải quyết vấn đề của mình, từ đó, Luckey tìm ra giải pháp cho thứ mà mọi người luôn quan tâm.

Sở hữu lợi thế “ngách”

Công nghệ VR được xem là vô cùng nhàm chán và “khó nuốt”. Nó được thần tượng hóa trong nhiều năm và xuất hiện trong các loạt phim như Chiến tranh giữa các vì sao, song vẫn tồn tại một cộng đồng yêu thích VR. Không phải chưa đi đến thành tựu gì mà mọi người ngừng quan tâm tới nó.

Đột phá lớn đầu tiên của Luckey đến khi cậu gặp John Carmack. Carmack là huyền thoại trong thế giới game video vì đã tạo ra tựa game Doom nổi tiếng. Bản thân cũng là người đam mê VR, Carmack mang nguyên mẫu của Luckey về và phát triển một game trên nền tảng OR, giúp Oculus Rift thu được 2,3 triệu USD từ nguồn vốn cộng đồng thông sáng kiến Kickstarter.

Tập trung vào một thị trường ngách, bạn có thể khai phá cơ sở khách hàng đầy đam mê, những người giúp ý tưởng của bạn thành công. Thực tế, trên thế giới, nhiều “ông lớn” gây dựng được cơ đồ nhờ điều này, như Amazon với sách, GoPro với lướt sóng, Facebook với học sinh cao đẳng, Apple với máy tính.

Sáng tạo không giới hạn độ tuổi

Luckey không có bất kỳ bằng cấp gì trong các lĩnh vực thực tế ảo, kỹ thuật, phần cứng hay khởi nghiệp. Cậu cũng chưa bao giờ mở một công ty, không có kinh nghiệm bán hàng. Tuy nhiên, những hạn chế đó không ngăn cản được Luckey đến với công nghệ VR.

Sự mù quáng của tuổi trẻ đôi khi lại là một thứ sức mạnh đầy quyền năng. Kinh nghiệm đến từ những thất bại, nghi hoặc bản thân hay tệ nhất là nỗi sợ hãi. Càng có tuổi, con người càng bắt đầu cảm thấy họ có nhiều thứ để mất hơn, khiến họ không thể “liều” như khi còn trẻ.

Luckey chứng tỏ bạn có thể làm được điều mà người khác cho là không thể. Đó chính là câu chuyện mà Carmack, cuối cùng trở thành Giám đốc Công nghệ của Oculus Rift, Marc Andreesen, một thành viên Ban quản trị, người dẫn đầu khoản đầu tư Series B trị giá 75 triệu USD hay Mark Zuckerberg, người sáng lập mạng xã hội Facebook, đồng thời mua lại Oculus Rift, đều đã trải qua.

Đừng quên xuất phát điểm của mình

Thành công dễ che mờ quá khứ. Tương lai của Oculus sau khi sáp nhập vào Facebook còn là chuyện cần phải quan sát, song hiện tại, công ty đang đối mặt với trận chiến khó khăn khi phải giành lại niềm tin của khách hàng.

Nguyên do là vì Oculus chưa bao giờ chuyển thiết bị đến những người ủng hộ Kickstarter. Cộng đồng game thủ cũng cảm thấy sốc trước thông tin Oculus bị thâu tóm vì phần lớn đều coi thường Facebook. Chắc chắn, lời đề nghị mua trị giá 2 tỷ USD không dễ bị bỏ qua, song đây là ví dụ điển hình cần học hỏi vì nó cho thấy dễ dàng để quên người đã đưa bạn đến thành công như thế nào khi tiền đã rải sẵn trên bàn.

Huy động vốn = bán công ty

Huy động vốn từ bên ngoài không thực sự khiến doanh nghiệp của bạn thành công hay bền vững hơn. Để có thêm các nhà đầu tư, bạn phải đổi chác thứ gì đó, trong trường hợp này là bán công ty hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu. Không may, trường hợp sau không phải lựa chọn hàng đầu của nhiều người, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi Oculus chấp nhận bán mình cho Facebook.

Nội dung bài viết đã đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số gộp 51 + 52 + 53 ra ngày 28/2/2014

Theo Du Lam 

thuyntt

ICTNews/Inc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên