6 xu hướng sẽ thay đổi ngành bán lẻ mãi mãi (Phần 1)
Ranh giới giữa thương mại điện tử và bán lẻ đang dần biến mất, và thương mại điện tử cùng kinh doanh trực tuyến sẽ trở thành một phần thiết yếu của Thế giới bán lẻ.
- 11-08-2014Doanh nghiệp Thái 'ôm' tham vọng thống lĩnh thị trường bán lẻ Việt
- 24-07-2014Mảng bán lẻ của FPT: Lần đầu báo lãi, doanh thu 6 tháng tăng 80%
- 06-07-20146 tháng đầu năm: Bán lẻ tăng hơn 10%
Hệ quả sẽ lớn đến mức mà từ Thế giới mạng 500 tỷ USD sẽ biến thành thị trường thương mại bán lẻ quy mô lên tới 8-10 ngàn tỷ USD.
Điều này đặt ra nhiều câu hỏi rằng thị trường bán lẻ sẽ như thế nào trong tương lai. Chuyện gì sẽ xảy ra với những cửa hàng “bằng xương bằng thịt”? Loại hình kinh doanh nào sẽ thành công? Ai sẽ “sống sót” và ai phải “bỏ mạng”?
Chỉ chắc chắn một điều: Kinh doanh bán lẻ sẽ vô cùng khác trong 10 năm tới.
Doanh số bán lẻ ở thị trường Mỹ và châu Âu vẫn còn thấp so với trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Cùng lúc đó, chi phí nhân sự ở Trung Quốc tăng đột biến trong khi giá dầu và các nguyên liệu thô khác cũng tăng vọt. Nó gây nên tình trạng các nhà bán lẻ phải cạnh tranh nhau trong một “cái ao” đang dần bị thu hẹp lại.
Nhiều công ty đã cố tăng thị phần và cạnh tranh với các đối thủ khác bằng việc thu hút khách hàng với các đợt giảm giá khuyến mãi. Mấu chốt ở đây là bạn phải lớn mạnh thì mới thành công được. Các hãng lớn chịu chi phí sản xuất thấp hơn, những cửa hàng và trung tâm thương mại lớn sẽ thu hút lượng khách hàng nhiều nhất.
Trong nhiều trường hợp, chiến lược này khá liều lĩnh, vì thị trường quá tập trung và trưởng thành sẽ không phù hợp với những sự thay đổi "phi tuyến tính".
Sự tăng trưởng 2 con số của doanh thu bán lẻ trực tuyến ở Mỹ và vài quốc gia khác cũng góp phần vào sự thay đổi này. Bán lẻ trực tuyến đang dần phát triển nhằm giảm bớt chi phí thuê cửa hàng của thị trường bán lẻ truyền thống. Xu hướng này diễn ra cùng lúc khi nền công nghiệp đang khốn đốn càng thúc đẩy sự thay đổi diễn ra rõ nét hơn.
Đây không đơn giản chỉ là câu hỏi về việc thương mại điện tử sẽ thay thế các cửa hàng truyền thống, mà còn liên quan tới một quá trình phức tạp với nhiều xu hướng tương tác khác nhau.
Để thay đổi được, ta cần có một hỗn hợp "cocktails" của đòn bẩy tài chính và tiết kiệm chi phí trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng chậm chạp, sự thay đổi kì vọng và lối ứng xử của khách hàng, kết hợp với công nghệ mới và sự đổi mới mang tính xã hội.
6 xu hướng thay đổi ngành bán lẻ:
1. Sự già hóa và am hiểu về công nghệ.
Nhu cầu cho các cơ hội buôn bán qua mạng đang tăng cao khi các thế hệ am hiểu về công nghệ đang có xu hướng già hóa. Theo tờ The Economist, ¼ khách hàng ở Mỹ trong độ tuổi 24-35 có ¼ lượt mua bán là qua mạng Internet.
Các con số được đóng góp bới thế hệ Y (những người sinh trong thập niên 80 - đầu thập niên 90) và Z (những người sinh sau năm 1990) đang dần tăng và sẽ sớm chiếm phần lớn lượng khách hàng.
Điều này làm tăng doanh số bán hàng trực tuyến và sẽ tiếp tục tăng trong 10 năm tới. Cùng lúc đó, thế hệ “baby boomer” (những người sinh ra trong thời kì bùng nổ dân số) với mức lương hưu khá cũng đang đến tuổi về hưu. Họ không có ý định tiết kiệm cho con cháu như các thế hệ trước mà dùng số tiền này để nâng cấp cuộc sống của bản thân.
Điều này rất dễ thấy ở những nước như Đan Mạch, khi chi tiêu xa xỉ trong năm 2005-2010 tăng gấp 3 lần ở các cặp vợ chồng trên 60 tuổi, so với các hộ gia đình trung bình ở Đan Mạch. Họ hay sử dụng smartphone, máy tính và internet hơn bố mẹ họ. Họ cũng sử dụng phương thức giao hàng thường xuyên vì ngày càng già đi và cần đến sự hỗ trợ khi vận chuyển đồ đạc về nhà.
2. Mang về nhà – đáp ứng kịp thời nhu cầu cá nhân.
Có bằng chứng cho thấy số người không buồn đặt chân ra đường để mua đồ đang ngày càng tăng. Chỉ vài năm trước, Netflix mở dịch vụ thuê băng đĩa trực tuyến sau đó gửi bưu phẩm tận nhà cho khách hàng.
Và thật bất ngờ là nhiều khách hàng thích dịch vụ này hơn là phải xuống phố tìm cửa hàng băng đĩa. Nó cho thấy một chiều hướng mới trong thái độ của khách hàng. Họ chỉ cần online và đặt hàng mà không phải hối hả lái xe tới cửa hàng để mua món đồ nào đó. Xu hướng này còn tồn tại trong cả kinh doanh thực phẩm, khi đồ ăn và rau quả tươi có thể được đưa tới tận cửa nhà bạn.
3. Thường xuyên online.
Trước đây không lâu, rất dễ để ta tách biệt hoạt động online với các hoạt động thực tế bên ngoài. Việc con người sử dụng internet thế nào có thể thấy được rõ. Họ lên mạng vào buổi sáng, tới trưa thì giảm đi, rồi chiều lại online. Sau giờ làm, thời gian sử dụng ít hơn vì họ còn phải ăn tối, rồi sau đó mới online thêm vài tiếng nữa.
Giờ thì việc này đã biến mất vì có quá nhiều người sử dụng máy tính bảng và smartphone. Việc đầu tiên một người sẽ làm vào buổi sáng là lên Facebook, và việc cuối cùng vào buổi tối là check profile của mình. Họ không bận tâm tới việc gõ một địa chỉ trực tuyến hay tra google nữa, mà họ sẽ chỉ nhớ tới bạn khi bạn sản xuất ra một ứng dụng "hay ho" nào đó.
Mời bạn đọc xem phần 2 tại đây: 6 xu hướng sẽ thay đổi ngành bán lẻ mãi mãi (Phần 2)
>> Tham vọng của người Thái lớn đến đâu?
Anh Thu