6 xu hướng sẽ thay đổi ngành bán lẻ mãi mãi (Phần 2)
Ranh giới giữa thương mại điện tử và bán lẻ đang dần biến mất, và thương mại điện tử cùng kinh doanh trực tuyến sẽ trở thành một phần thiết yếu của Thế giới bán lẻ.
- 19-08-2014Tham vọng của người Thái lớn đến đâu?
- 12-08-2014Xu hướng mới của bán lẻ trực tuyến: Mua online, nhận tại cửa hàng
- 11-08-2014Doanh nghiệp Thái 'ôm' tham vọng thống lĩnh thị trường bán lẻ Việt
Mời bạn đọc theo dõi phần 1 tại đây: 6 xu hướng sẽ thay đổi ngành bán lẻ mãi mãi (Phần 1)
4. Bán lẻ qua di động ( Thương mại di động )
Mobile retailing hay là m-commerce, đang tăng trưởng nhanh hơn bất cứ loại hình bán lẻ nào khác. Doanh thu bán hàng qua di động của eBay đã đạt gần 2 tỷ USD trong năm 2010. Năm 2011, con số này gần tăng hơn 2 lần, 5 tỷ USD.
Ở Mỹ, thương mại di động chiếm 9,8% doanh thu của thương mại điện tử trong 1 ngày (số liệu mùa thu năm 2013), theo IBM Core Metrics, con số này gấp 3 lần năm 2012. Một xu hướng mới là người ta ngày càng thích mua hàng qua các ứng dụng điện thoại.
Họ cũng thích các dịch vụ di động liên quan tới những địa điểm mua sắm ưa thích. Trong đó có thẻ tích lũy trên điện thoại và ứng dụng quét mã vạch để so sánh giá cả.
5. Thương mại xã hội.
Thương mại xã hội (Social commerce) ra đời khi các mạng xã hội và các nhóm hoạt động được kết hợp với thương mại điện tử và (hoặc) bán lẻ trực tiếp. Mấu chốt của thương mại xã hội là tạo sự vui thích cho khách hàng để họ tuyên truyền cho những người khác thông qua mạng xã hội.
Điều này được nhiều công ty áp dụng cho chiến lược kinh doanh và đã thành công. Một ví dụ điển hình là Groupon, họ cung cấp cho khách hàng các ưu đãi khi có nhiều người khác cùng tham gia mua.
6. Bán lẻ đa kênh.
Bán lẻ đa kênh là một xu hướng mạnh mẽ và dễ phát triển. Phần lớn các nhà bán lẻ truyền thống đang chuyển sang, hoặc buộc phải chuyển sang hướng này trong tương lai gần. Bán lẻ đa kênh tồn tại nhờ 5 xu hướng trên.
Nhưng có một số nhà bán lẻ nhỏ sẽ vẫn phải phụ thuộc vào cửa hàng “bằng xương thịt” của mình trong 10 năm tới. Vậy nên ta có thể hi vọng những nhà bán lẻ giá phải chăng như Tiger hay Jysk sẽ tiếp tục bày bán những sản phẩm giá rẻ cho chúng ta.
Còn ở những mặt hàng xa xỉ hơn, các công ty đang dần đưa sản phẩm của mình lên mạng trực tuyến, điều mà trước đây không hề có. Một ví dụ là De Beers, giờ họ đang bán những chiếc nhẫn kim cương giá 10.000USD qua mạng, việc mà chỉ vài năm trước khó ai mà nghĩ tới.
Kết luận
Khi khách hàng không bị giới hạn về cách thức mua bán, những nhà bán lẻ online như eBay hay Amazon có vẻ chiếm lợi thế ban đầu, vì họ không phải tốn tiền để xây gian hàng thật. Nhưng nó không có nghĩa là chỉ những nhà buôn trực tuyến mới thành công trong tương lai.
Những gian hàng truyền thống sẽ vẫn tồn tại trong 10 năm tới, nhưng sẽ không giống với bây giờ. Nhiều nhà bán lẻ sẽ biến mất bởi sự cạnh tranh khốc liệt và chi phí ngày càng tăng. Những người khác sẽ không đủ khả năng để chuyển sang kiểu bán hàng đa kênh và sẽ thất bại.
Cuối cùng thì người chiến thắng sẽ là người nắm bắt tương lai một cách nghiêm túc và biết thích nghi.
Cũng có điểm yếu trong mô hình bán lẻ online hoàn toàn (chỉ bán online, không có cửa hàng). Dễ thấy nhất là sự thiếu hụt các cửa hàng thực có ở cộng đồng, nơi mọi người dành phần lớn thời gian làm các việc thường ngày. Sự gia tăng smartphone cũng là lợi thế cho các cửa hàng truyền thống, vì khách hàng thích các dịch vụ di động có liên quan đến các cửa hàng gần nơi họ sống hơn.
Tuy nhiên, những cửa hàng này cũng không nhất thiết phải là kiểu truyền thống.
Nó có thể giống với thử nghiệm của Tesco với gian hàng ảo ở các trạm tàu điện Hàn Quốc, nhắm vào những người đang đợi tàu. Họ gắn những hình ảnh các mặt hàng lên tường như một cửa hàng thật. Có mã QR cho mọi mặt hàng, người mua có thể quét và bỏ vào giỏ hàng “ảo” của mình trong chốc lát.
Thử nghiệm này đã tăng doanh thu gấp 130 lần trong 3 tháng, biến Tesco thành hãng bán lẻ thành công nhất ở Hàn Quốc.
Đó chỉ là một ví dụ cho việc kết hợp gian hàng thực và ảo. Vấn đề ở đây là có hàng trăm cách để các nhà bán lẻ khám phá và thành công trong tương lai: không cần phải trực tuyến hoàn toàn, mà chỉ cần nắm bắt thói quen và sở thích của khách hàng để thích nghi mà thôi.
>> 6 xu hướng sẽ thay đổi ngành bán lẻ mãi mãi (Phần 1)
4. Bán lẻ qua di động ( Thương mại di động )
Mobile retailing hay là m-commerce, đang tăng trưởng nhanh hơn bất cứ loại hình bán lẻ nào khác. Doanh thu bán hàng qua di động của eBay đã đạt gần 2 tỷ USD trong năm 2010. Năm 2011, con số này gần tăng hơn 2 lần, 5 tỷ USD.
Ở Mỹ, thương mại di động chiếm 9,8% doanh thu của thương mại điện tử trong 1 ngày (số liệu mùa thu năm 2013), theo IBM Core Metrics, con số này gấp 3 lần năm 2012. Một xu hướng mới là người ta ngày càng thích mua hàng qua các ứng dụng điện thoại.
Họ cũng thích các dịch vụ di động liên quan tới những địa điểm mua sắm ưa thích. Trong đó có thẻ tích lũy trên điện thoại và ứng dụng quét mã vạch để so sánh giá cả.
5. Thương mại xã hội.
Thương mại xã hội (Social commerce) ra đời khi các mạng xã hội và các nhóm hoạt động được kết hợp với thương mại điện tử và (hoặc) bán lẻ trực tiếp. Mấu chốt của thương mại xã hội là tạo sự vui thích cho khách hàng để họ tuyên truyền cho những người khác thông qua mạng xã hội.
Điều này được nhiều công ty áp dụng cho chiến lược kinh doanh và đã thành công. Một ví dụ điển hình là Groupon, họ cung cấp cho khách hàng các ưu đãi khi có nhiều người khác cùng tham gia mua.
6. Bán lẻ đa kênh.
Bán lẻ đa kênh là một xu hướng mạnh mẽ và dễ phát triển. Phần lớn các nhà bán lẻ truyền thống đang chuyển sang, hoặc buộc phải chuyển sang hướng này trong tương lai gần. Bán lẻ đa kênh tồn tại nhờ 5 xu hướng trên.
Nhưng có một số nhà bán lẻ nhỏ sẽ vẫn phải phụ thuộc vào cửa hàng “bằng xương thịt” của mình trong 10 năm tới. Vậy nên ta có thể hi vọng những nhà bán lẻ giá phải chăng như Tiger hay Jysk sẽ tiếp tục bày bán những sản phẩm giá rẻ cho chúng ta.
Còn ở những mặt hàng xa xỉ hơn, các công ty đang dần đưa sản phẩm của mình lên mạng trực tuyến, điều mà trước đây không hề có. Một ví dụ là De Beers, giờ họ đang bán những chiếc nhẫn kim cương giá 10.000USD qua mạng, việc mà chỉ vài năm trước khó ai mà nghĩ tới.
Kết luận
Khi khách hàng không bị giới hạn về cách thức mua bán, những nhà bán lẻ online như eBay hay Amazon có vẻ chiếm lợi thế ban đầu, vì họ không phải tốn tiền để xây gian hàng thật. Nhưng nó không có nghĩa là chỉ những nhà buôn trực tuyến mới thành công trong tương lai.
Những gian hàng truyền thống sẽ vẫn tồn tại trong 10 năm tới, nhưng sẽ không giống với bây giờ. Nhiều nhà bán lẻ sẽ biến mất bởi sự cạnh tranh khốc liệt và chi phí ngày càng tăng. Những người khác sẽ không đủ khả năng để chuyển sang kiểu bán hàng đa kênh và sẽ thất bại.
Cuối cùng thì người chiến thắng sẽ là người nắm bắt tương lai một cách nghiêm túc và biết thích nghi.
Cũng có điểm yếu trong mô hình bán lẻ online hoàn toàn (chỉ bán online, không có cửa hàng). Dễ thấy nhất là sự thiếu hụt các cửa hàng thực có ở cộng đồng, nơi mọi người dành phần lớn thời gian làm các việc thường ngày. Sự gia tăng smartphone cũng là lợi thế cho các cửa hàng truyền thống, vì khách hàng thích các dịch vụ di động có liên quan đến các cửa hàng gần nơi họ sống hơn.
Tuy nhiên, những cửa hàng này cũng không nhất thiết phải là kiểu truyền thống.
Nó có thể giống với thử nghiệm của Tesco với gian hàng ảo ở các trạm tàu điện Hàn Quốc, nhắm vào những người đang đợi tàu. Họ gắn những hình ảnh các mặt hàng lên tường như một cửa hàng thật. Có mã QR cho mọi mặt hàng, người mua có thể quét và bỏ vào giỏ hàng “ảo” của mình trong chốc lát.
Thử nghiệm này đã tăng doanh thu gấp 130 lần trong 3 tháng, biến Tesco thành hãng bán lẻ thành công nhất ở Hàn Quốc.
Đó chỉ là một ví dụ cho việc kết hợp gian hàng thực và ảo. Vấn đề ở đây là có hàng trăm cách để các nhà bán lẻ khám phá và thành công trong tương lai: không cần phải trực tuyến hoàn toàn, mà chỉ cần nắm bắt thói quen và sở thích của khách hàng để thích nghi mà thôi.
>> 6 xu hướng sẽ thay đổi ngành bán lẻ mãi mãi (Phần 1)
Anh Thu