Apple "tuyên chiến" với cả thế giới
Apple được coi là công ty hấp dẫn nhất trên thế giới nhưng cũng "tuyên chiến" với cả thế giới bằng các vụ kiện tụng pháp lý.
- 07-09-2012Thấy gì từ nguy cơ Apple bị kiện ở Trung Quốc vì iPhone 5?
- 28-08-2012Google lên tiếng về “vụ kiện tỷ đô” giữa Apple và Samsung
- 27-08-2012Tổng hợp những thiết bị vi phạm của Samsung trong vụ kiện với Apple
- 06-07-2012Những mốc thời gian về vụ kiện giữa Apple và Proview
- 19-03-2012Apple đối mặt với vụ kiện đòi bồi thường của 22 nhà văn Trung Quốc
- 14-03-2012Apple bị kiện vì nói sai sự thật trong quảng cáo Siri
Dưới đây là những vụ kiện tụng kinh điển, đáng chú ý và thậm chí cả ngớ ngẩn của Apple từ khi thành lập vào năm 1976.
Nhà thiên văn Carl Sagan
Năm 1994, nhà thiên văn học Carl Sagan kiện Apple vì sử dụng tên của ông như một tên mã nội bộ dành cho chiếc máy Power Mac 7100 nhưng Sagan đã thua kiện. Tuy Sagan thua kiện nhưng các kỹ sư của Apple chấp nhận yêu cầu cảu ông và đổi tên mã sản phẩm thành BHA, tức “Butt-Head Astronomer” (nhà thiên văn học đầu rỗng). Sagan kiện Apple lần thứ hai vì tội phỉ báng, và lại thua kiện.
NeXT
Khi rời khỏi Apple để thành lập công ty NeXT vào năm 1985, Steve Jobs đã mang theo nhiều nhân viên quan trọng của Apple. Apple đã kiện NeXT và cáo buộc rằng, các nhân viên sử dụng thông tin nội bộ của Apple. Tuy vụ kiện chưa bao giờ được đưa ra xét xử nhưng Jobs lúc đó nói rằng: “Thật khó có thể nghĩ một công ty 2 tỷ USD với 4300 người lại không thể cạnh tranh với 6 người mặc quần jeans xanh”.
Woolworths
Cuối năm 2009, Apple đã có một cuộc đụng độ pháp lý với chuỗi siêu thị ở Úc- Woolworths Limited vì có logo mà Apple khẳng định là quá giống với logo của họ. Tuy nhiên, hiện Woolworths vẫn sử dụng logo đó.
eMachines
Năm 1999, Apple kiện eMachines, cáo buộc rằng, máy tính eOne PC của eMachines vi phạm kiểu dáng thương hiệu của iMac. Ngay sau đó, Emachines đã phải ngừng sản xuất máy tính eOne để giàn xếp vụ việc trước khi cần tới “bàn tay” của tòa án.
Apple Corps
Năm 1978, công ty do ban nhạc The Beatles thành lập- Apple Corps đã kiện công ty máy tính Apple Computer vi phạm tên thương hiệu. Hai bên đã giàn xếp vụ việc này vào năm 1981 với điều kiện Apple không bao giờ kinh doanh âm nhạc. Năm 1989, Apple Corps lại kiện Apple vì trang bị cho máy Macs chức năng ghi âm. Vụ kiện được giải quyết vào năm 1991 với việc Apple phải trả cho Apple Corps 26,5 triệu USD.
Nokia
Nokia kiện Apple vào năm 2009 với cáo buộc iPhone vi phạm một số bằng sáng chế công nghệ GSM và không dây. Mãi đến tháng 6/2011, hai công ty mới đạt đến thỏa thuận cuối cùng, Apple đồng ý trả cho Nokia một khoản tiền (không được tiết lộ) tương ứng với mỗi iPhone đã và sẽ bán ra.
Kỹ sư phần mềm
Tháng 4/2012, 5 kỹ sư phần mềm đã khởi kiện Apple, Google, Adobe và 4 công ty khác, cáo buộc họ đã tham gia vào“thỏa thuận không tuyển người của nhau”, nhằm hạn chế cơ hội tìm việc làm của nhân viên. Vụ việc này sẽ đưa ra xét xử vào tháng 6/2013.
Franklin Computer Corp
Năm 1982, Apple kiện Franklin Computer Corp vì bắt chước máy tính Apple II của hãng sử dụng hệ điều hành và ROM sao chép trực tiếp từ mã nguồn của Apple. Sau cùng, tòa phúc thẩm Mỹ đã có phán quyết có lợi cho Apple là phần mềm máy tính cũng có bản quyền.
Microsoft
Năm 1988, Apple kiện Microsoft sau khi phát hành Windows 2.0, cáo buộc giao diện Windows GUI “ăn cắp” giao diện người dùng Mac. Vụ việc chỉ đi đến hồi kết vào năm 1997 khi Steve Jobs quay trở lại Apple và đảm bảo một thỏa thuận cấp phép chéo với Microsoft.
Cửa hành tạp hóa Ba Lan
Tháng 9/2012, Apple gặp rắc rối sau khi cửa hàng tạp hóa Ba Lan tuyên bố tên miền của họ là A.pl quá giống với tên miền của Apple. Ngoài ra, một công ty con của A.pl còn có logo giống với của Apple. Tuy nhiên, đến nay tên miền A.pl vẫn hoạt động và logo “Quả Táo” của họ vẫn được sử dụng.
Cisco
Tháng 1/2007, Steve Jobs đã gây sốc toàn thế giới khi giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên và còn gây sốc hơn cho các giám đốc điều hành của Cisco – đơn vị đang nắm giữ tên thương mại “iPhone”. Ngay sau đó, Cisco đã kiện Apple và nhanh chóng được “dập tắt” bằng một thỏa thuận hợp tác.
Công ty Creative Technology
Năm 1996, Creative Technologies đã kiện Apple vì máy nghe nhạc iPod vi phạm bằng sáng chế của Creative Technology. Để giải quyết vụ kiện này, Apple đã phải trả cho Creative Technology 100 triệu USD.
Kiện chống độc quyền
Năm 2008, các khách hàng đã kiện Apple và AT&T vì họ không thể sử dụng thiết bị trên các mạng khác sau khi hết hợp đồng sử dụng dịch vụ 2 năm. Đến giờ, vụ việc này vẫn chưa được giải quyết.
HTC
Năm 2010, Apple đã kiện HTC với cáo buộc vi phạm 20 bằng sáng chế liên quan tới giao diện người dùng, phần cứng và kiến trúc của iPhone. Vào thời điểm đó, Steve Jobs cho biết: “Chúng tôi có thể ngồi và xem các đối thủ ăn cắp các phát minh được cấp bằng sáng chế của mình hoặc phải làm một điều gì đó. Chúng tôi đã quyết định làm một thứ gì đó”. Đến tháng 11/2012, hai công ty đã đi đến một thỏa thuận để chấm dứt vụ kiện này.
Amazon
Tháng 3/2011, Apple kiện Amazon vi phạm thương hiệu và cạnh tranh không lành mạnh khi hãng bán lẻ Amazon sử dụng cụm từ “App Store” của Apple. Tuy nhiên, Apple đã thất bại trong việc yêu cầu lệnh cấm Amazon tiếp tục sử dụng cụm từ trên và bây giờ mới là giai đoạn đầu của vụ kiện.
Kodak
Đầu năm 2010, Kodak đã kiện Apple với quả quyết rằng, họ sở hữu bằng sáng chế hình ảnh để tiết kiệm điện năng trên thiết bị. Công nghệ này cho phép người dùng xem trước hình ảnh mới được chụp ở độ phân giải thấp. Hồi tháng 6/2012, Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) đã ra phán quyết rằng, các thiết bị iOS của Apple không vi phạm các bằng sáng chế nói trên và bằng sáng chế đó không hợp lệ.
Psystar Corp – nhà chế tạo máy tính “Hackintosh”
Tháng 4/2008, một công ty nhỏ có tên gọi Psystar bán máy tính “Hackintosh” chạy trên hệ điều hành OS X Leopard của Apple. Apple đã khởi kiện công ty này vào năm 2008 với cáo buộc lạm dụng quyền tác giả và đã dành chiến thắng vào năm 2009. Tuy nhiên, Psystar chỉ bán được vẻn vẹn có 768 máy tính “Hackintosh”.
Proview
Năm 2009, Apple đã mua lại tên thương hiệu iPad từ công ty Proview (Trung Quốc). Năm 2010, đứng bên bờ vực phá sản, Proview đã kiện Apple, khẳng định thỏa thuận trên không bao gồm quyền sử dụng tại thị trường Trung Quốc. Dù Proview yêu cầu khoản bồi thường 1,6 tỷ USD từ Apple nhưng cuối cùng hai công ty đã đi đến con số thỏa thuận là 60 triệu USD.
Samsung
Tháng 4/2011, Apple đã kiện Samsung vi phạm nhiều thiết kế của Apple và các bằng sáng chế. Cuộc chiến bằng sáng chế của hai công ty đã nhanh chóng lan sang 11 quốc gia ở cả 4 châu lục. Mặc dù Apple đã đạt được chiến thắng 1,05 tỷ USD từ Samsung trong mùa hè năm nay nhưng cả hai công ty vẫn còn nhiều vụ kiện khác chưa được giải quyết. Có vẻ như các vụ kiện giữa hai công ty vẫn chưa thể tới hồi kết.
Theo Tuệ Minh
Vnmedia/PCW