Châu Âu yêu cầu Google tôn trọng 'quyền được lãng quên'
Theo phán quyết của tòa án, cư dân châu Âu từ nay có thể yêu cầu Google xóa các dữ liệu nhạy cảm từ kết quả tìm kiếm Internet.
- 06-03-2014Công thức in tiền của các 'cỗ máy' tỷ đô như Google, Apple, Facebook là gì?
- 17-02-2014Cỗ máy khổng lồ Google chạy “êm ru” chỉ nhờ một hệ thống quản lý đơn giản?
- 26-04-2014'Cha đẻ' mạng Google+ rời khỏi gã khổng lồ tìm kiếm sau 8 năm gắn bó
- 26-04-2014Nhà sáng lập Google từng cố bán công ty với giá 1,6 triệu đô
- 05-04-2014Tập đoàn Google nộp phạt 1 triệu euro vì lỗi kỹ thuật
Tòa án Tư pháp Liên minh châu Âu (ECJ) vừa ra phán quyết theo đó mọi người đều có “quyền được lãng quên”, bao gồm xóa hết mọi dấu vết trong quá khứ trên Internet.
Phán quyết này phát sinh từ đơn kiện của Mario Costeja Gonzalez, một người đang sống tại Tây Ban Nha. Người này cho rằng thông báo đấu giá về ngôi nhà bị thu hồi của mình xuất hiện trên kết quả tìm kiếm Google đã vi phạm quyền riêng tư. Mario nộp đơn kiện vào tháng 3/2010 nhằm vào Google, Google Tây Ban Nha và một tờ báo lớn.
Đây chỉ là 1 trong 220 trường hợp tại Tây Ban Nha yêu cầu Google xóa bỏ thông tin cá nhân khỏi dịch vụ Google.
Viviane Reding, ủy viên châu Âu về các quyền và quyền công dân cơ bản, viết lên Facebook rằng phán quyết là một thành công trong công cuộc bảo vệ dữ liệu người dùng. “Dữ liệu thuộc về cá nhân, không phải công ty. Trừ phí có lý do chính đáng để lưu trữ chúng, còn không, cá nhân nào cũng được pháp luật trao quyền để yêu cầu xóa sổ dữ liệu này”.
Phản hồi lại phán quyết của tòa, Google tỏ ra thất vọng và xem đây là điều bất lợi cho công cụ tìm kiếm Internet cũng như các nhà xuất bản trực tuyến.
Quyết định của Tòa án Tư pháp không đồng nghĩa với một thay đổi nhỏ trong chính sách Google mà buộc hãng tìm kiếm trực tuyến lớn nhất thế giới phải đại tu lại toàn bộ cách Google xử lý trên Internet.
Nếu chỉ một vụ tại Tây Ban Nha đã làm Google khốn đốn, hãng sẽ phải đối mặt với làn sóng các yêu cầu gỡ bỏ thông tin xuống sau đó. Mỗi cá nhân đều có suy nghĩ khác nhau về bảo mật, khiến Google phải tìm cách giải quyết khéo léo giữa lợi ích của người dùng và quyền riêng tư của họ.
Vấn đề quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu tại châu Âu trở nên vô cùng nhạy cảm sau khi cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden tiết lộ chi tiết về chương trình theo dõi điện tử của Mỹ trên toàn thế giới.
Tại Mỹ, gần đây California thông qua luật “xóa bỏ” cấp bang, yêu cầu các hãng công nghệ gỡ các nội dung do người vị thành niên đăng tải nếu họ đề nghị. Luật mới dự kiến có hiệu lực trong năm 2015.
Đầu năm nay, Google cũng hứng chịu thất bại khi tòa án Đức ra lệnh hãng chặn kết quả tìm kiếm tại Đức có liên kết đến những hình ảnh buổi tiệc “thác loạn” mà Max Mosley, cựu ông chủ giải đua xe Formula One, tham gia.
Theo Du Lam