Điều gì phía sau 'cơn cuồng shopping' của Facebook và Google?
Các ông lớn công nghệ chắc chắn đang cạnh tranh khốc liệt với nhau nhưng không dẫn dắt bởi những thương vụ mua bán. Thay vào đó, tất cả điều này chỉ để tiếp tục tìm kiếm những thứ lớn lao nào đó tiếp theo.
- 31-03-2014Facebook, eBay cũng phải tiết kiệm điện nước
- 27-03-2014Nhà đầu tư Oculus: "Thương vụ với Facebook giống như Google mua Android"
- 26-03-2014[Nổi bật] Lương 'khủng' của lãnh đạo FPT, thương vụ 'shopping' mới của Facebook
- 26-03-2014Facebook lại shopping: Bỏ 2 tỷ USD mua hãng công nghệ thực tế ảo Oculus VR
- 26-03-2014Facebook bỏ 2 tỷ USD thâu tóm Oculus
Thời gian gần đây, các ông lớn công nghệ thế giới hồ hởi mở hầu bao ‘mua sắm’ một loạt công ty nhỏ với giá tỷ đô: Tháng 1, Google thâu tóm hãng Nest với giá 3,2 tỷ USD, Facebook mua dịch vụ tin nhắn di động WhatsApp với giá 19 tỷ USD và tuần trước Facebook lại thâu tóm công ty trò chơi thực tế ảo Oculus VR với giá 2 tỷ USD. Có nhiều tranh luận về động lực phía sau những thương vụ khủng này. Một vài ý kiến cho rằng họ đang nỗ lực để ngăn chặn đối thủ, trong khi những người khác lại cho rằng họ đang nỗ lực củng cố sức mạnh vốn có.
Theo nhận xét của tờ Fortune, những giao dịch này phản ảnh về sự không chắc chắn mà các công ty phải đối mặt cũng như họ đang cố gắng để xác định một thứ lớn lao nào đó sắp tới. Điều này đặc biệt đúng với công ty thành công như Facebook và Google, vốn được biết đến với những hoạt động đang làm rất tốt hiện nay. Họ được xem là khá tương tự với những công ty thành công trước đây như Kodak trong cuộc đấu tranh với sự dịch chuyển công nghệ làm cho sản phẩm trở nên lỗi thời. Ngày nay, các công ty cũng đang hào hứng tìm kiếm những động lực bên ngoài bên cạnh công việc kinh doanh hiện tại.
Nếu nhìn vào điểm sáng này, chiến lược mua các công ty nhỏ đem lại nhiều ý nghĩa. Google là một ví dụ điển hình. Hãng này rất nổi trội trong lĩnh vực tìm kiếm, và chính điều này cũng làm khó Google thu hút sự chú ý khi chuyển sang mảng khác không phải là tìm kiếm.
Chúng ta có xu hướng nhìn vào chiến lược này tập trung vào lĩnh vực công nghệ hơn là khoa học đời sống hay những lĩnh vực khác. Bởi lẽ sự phá hủy của các mô hình kinh doanh ngày càng nhanh hơn trong ngành công nghệ. Đối với những ngành khác, bạn phải mất ít nhất vài năm để thấy được sự thay đổi. Thậm chí Kodak có tới 10 năm khấm khá sau khi máy ảnh kỹ thuật số ra đời trước khi mọi chuyện trở nên tồi tệ. Thế nhưng trong ngành công nghệ, bạn chỉ có thể gặt hái được những thành công bước đầu trong khoảng thời gian ngắn mà thôi. Hãy nhìn vào mạng xã hội phổ biến một thời Mysapce.com là một ví dụ.
Những công ty công nghệ thành công như Google và Facebook biết rằng họ phải rào chắn kỹ cho các vụ đặt cược của mình. Họ phải thừa nhận các sản phẩm hay dịch vụ hiện tại của mình sẽ bị thay thế. Và họ biết rằng trí tưởng tượng của mình sẽ bị cản trở bởi chính những thứ họ đang làm tốt hiện tại. Họ có thể không hình dung được tương lai đang chứa đựng điều gì nếu không nhìn ra bên ngoài. Điều này lý giải vì sao chúng ta thường thấy những công ty công nghệ lớn đi săn lùng các hãng nhỏ kế bên. Họ đang cố gắng phá vỡ những mô hình kinh doanh hiện tại thay vì đột ngột mua một thứ gì đó phù hợp với chuỗi kinh doanh trước mắt.
Theo Fortune, các ông lớn công nghệ chắc chắn đang cạnh tranh khốc liệt với nhau nhưng không dẫn dắt bởi những thương vụ mua bán này. Thay vào đó, tất cả điều này chỉ là để tiếp tục tìm kiếm những thứ lớn lao nào đó tiếp theo.
Thảo Nguyên