Xu hướng lạ của giới trẻ Hàn Quốc
Khi anh Yoon Chang-hyun quyết định từ bỏ công việc nghiên cứu đáng mơ ước tại Tập đoàn Samsung Electronics Co. vào năm 2015 để tạo một kênh riêng trên YouTube, bố mẹ anh nghĩ rằng con trai họ đã mất trí.
- 29-03-2019Hàn Quốc tìm cách tổ chức hội nghị Thượng đỉnh lần 4 với Triều Tiên
- 22-03-2019Các ngân hàng Hàn Quốc ghi nhận lợi nhuận vượt trội tại thị trường Đông Nam Á
- 20-03-2019Cổ phiếu ngành giải trí Hàn Quốc “gặp hạn” vì bê bối của giới showbiz
Với mức lương 65 triệu won/năm, gấp 3 lần so với mức trung bình của Hàn Quốc, cộng với chế độ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi hàng đầu tại tập đoàn sản xuất điện thoại thông minh và thẻ nhớ lớn nhất thế giới, công việc của anh Yoon là niềm mơ ước của rất nhiều cử nhân.
Nhưng sau khi kiệt sức vì những ca làm việc đêm liên tục và cơ hội thăng tiến chưa đến trong khi giá nhà đất liên tục tăng cao, anh Yoon quyết định từ bỏ để trở thành nhà cung cấp nội dung trên mạng - một công việc được cho là không mấy hứa hẹn. Không chỉ có anh Yoon, một loạt người trẻ thế hệ thiên niên kỷ của Hàn Quốc đang dần từ bỏ những công việc văn phòng, kể cả khi tình trạng thất nghiệp tăng cao và hàng triệu người khác vẫn tiếp tục cạnh tranh để chen chân vào những tập đoàn gia đình lớn mạnh.
Anh Yoon Chang-hyun bỏ việc ở Samsung để lập một kênh riêng trên YouTube. Ảnh: Reuters
Một số người trẻ Hàn Quốc còn rời khỏi những thành phố lớn để làm nông hay ra nước ngoài làm công nhân để trốn tránh quan niệm truyền thống về thành công trong xã hội Hàn Quốc, đó là có việc văn phòng lương cao, lập gia đình và mua nhà.
Những tập đoàn gia đình như Samsung và Hyundai đã vực dậy nền kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á chỉ trong vòng chưa đến một thế hệ. Tuy nhiên, với tình trạng tăng trưởng trì trệ và cạnh tranh từ các nhà sản xuất chi phí thấp hơn, ngay cả những người tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu và có công việc ổn định hiện chia sẻ rằng họ đã giảm bớt xu hướng cố gắng chạy theo những mong đợi của xã hội.
Theo nhận định của ông Ban Ga-woon, một nhà nghiên cứu thị trường lao động tại Viện Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo nghề, mặc dù vấn đề trên cũng đang diễn ra trên toàn cầu nhưng nó lại tồi tệ hơn ở Hàn Quốc vì đây là nước có nền văn hóa doanh nghiệp phân cấp khắt khe và tình trạng thừa cung của cử nhân đại học có kỹ năng giống nhau.
Hãng tin Reuters cho biết người Hàn Quốc có thời gian gắn bó với công việc ngắn nhất trong số những nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vào năm 2012, chỉ 6,6 năm khi so với mức trung bình 9,4 năm và so với mức 11,5 năm của nước láng giềng Nhật Bản.
Cũng theo khảo sát này, chỉ có 55% người Hàn Quốc hài lòng với công việc hiện tại, thấp nhất trong OECD. Hồi tháng 1, cụm từ "bỏ việc" còn xuất hiện trong danh sách 10 điều quyết tâm trong năm mới của các trang mạng xã hội lớn.
Người Lao động