Xu hướng sắm Tết thời công nghệ
49% người dùng tham gia khảo sát của Grab cho biết họ kết hợp cả phương thức trực tiếp (offline) và trực tuyến (online) để mua sắm cho dịp Tết Nguyên đán.
Theo báo cáo mới đây của Grab về xu hướng mua sắm Tết, người tiêu dùng Việt Nam đã bắt đầu chuẩn bị cho dịp lễ Tết Nguyên Đán từ sớm. Cụ thể, 55% người được khảo sát cho biết họ bắt đầu mua sắm các mặt hàng thực phẩm từ 1 tháng trước Tết.
Cùng với đó, 61% người dùng dự kiến chi tiêu nhiều hơn so với năm ngoái, và chi tiêu trung bình dự kiến là 7,4 triệu đồng. Các khoản chi tiêu chủ yếu bao gồm hàng hóa thực phẩm (chiếm 25%), quần áo phụ kiện (24%) và tiệc tùng họp mặt (23%). Điều này phản ánh nhu cầu đa dạng và sự quan tâm đến chất lượng sống trong dịp Tết của người dân.
Đáng chú ý, 49% người dùng tham gia khảo sát cho biết họ kết hợp giữa mua sắm trực tiếp (offline) và trực tuyến (online). Điều này phản ánh thực tế rằng ngày nay, các dịch vụ trực tuyến đã đi sâu vào hành vi tiêu dùng, mua sắm của người Việt. Với sự bùng nổ của công nghệ số, các nền tảng công nghệ đã mở ra những tiện ích mới trong việc mua sắm dịp Tết.
Lazada, một trong những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, đã khởi xướng sự kiện "Siêu Sale Tết" với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn. Sự kiện mang đến cho người dùng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn, trong đó có ưu đãi giảm giá lên đến 90%, quy đổi xu (LazCoins) đến 50% giá trị đơn hàng, cơ hội săn Voucher Max lên đến 1 Triệu đồng và miễn phí vận chuyển toàn quốc.
Lazada cũng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để cải thiện khả năng tìm kiếm sản phẩm, tư vấn mua hàng và thậm chí là thử nghiệm sản phẩm mỹ phẩm trực tuyến, qua đó giúp người tiêu dùng có được quyết định mua sắm thông minh hơn.
Ông Trần Minh Tuấn, Giám đốc Metric dự báo, trong dịp Tết 2025, doanh số và sản lượng toàn thị trường TMĐT tăng lần lượt 45% và 47% so với dịp Tết 2024.
“Với đà tăng trưởng này, dự báo năm 2025, hoạt động TMĐT tại Việt Nam tiếp tục sôi động và tăng trưởng ở mức 2 con số. Điều này chứng tỏ thị trường TMĐT Việt Nam đang hấp dẫn”, ông Tuấn nhận định.
Nhịp sống thị trường