MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xử lý nghiêm các đối tượng lừa đảo thông qua cuộc gọi và tin nhắc rác

01-10-2023 - 10:36 AM | Kinh tế số

Bộ TT&TT đã phối hợp với Bộ Công an có giải pháp quản lý chặt chẽ và biện pháp xử lý nghiêm đối với những đối tượng lừa đảo trên.

Để ngặn chặn tình trạng lừa đảo thông qua cuộc gọi và tin nhắc rác, bên cạnh việc tập trung triển khai các quy định của pháp luật (Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác; Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử,…) Bộ TT&TT đã chủ động nghiên cứu, chỉ đạo các đơn vị, các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều biện pháp:

Xử lý nghiêm các đối tượng lừa đảo thông qua cuộc gọi và tin nhắc rác - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông triển khai kết nối, xác thực cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm chuẩn hoá thông tin thuê bao, xử lý các trường hợp vi phạm theo đó: trong tháng 7/2023, các doanh nghiệp viễn thông di động đã hoàn thành xử lý hơn 11 triệu thuê bao có thông tin chưa trùng khớp với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm: hơn 3,55 triệu thuê bao đã được chuẩn hoá; hơn 7,5 triệu thuê bao đã bị khoá 1 chiều, 2 chiều, thu hồi.

Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên, chủ động rà soát, nâng cao năng lực các hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác. Trung bình mỗi tháng các các doanh nghiệp viễn thông chặn, khóa 31 nghìn thuê bao có dấu hiệu phát tán cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo. Trong 6 tháng đầu năm 2023 các DNVT đã thực hiện chặn 291 triệu tin nhắn rác.

Cuộc gọi quảng cáo không mong muốn, cuộc gọi mạo danh, có dấu hiệu lừa đảo là hiện tượng không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo của Công ty cung cấp giải pháp Hiya khảo sát trong quý II/2023, hệ thống của Hiya trên toàn cầu đã ghi nhận 6,5 tỷ cuộc gọi bị phản ánh là cuộc gọi không mong muốn (cuộc gọi rác/cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo) - tương ứng trung bình 70 triệu cuộc/ngày.

Ở Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng đài 5656/156 của Bộ TT&TT đã tiếp nhận hơn 570 nghìn phản ánh trong đó có hơn 104 nghìn phản ánh về các cuộc gọi, tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo (chiếm ~ 18% tổng số phản ánh).

Ngoài ra, các các doanh nghiệp viễn thông đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) vào tháng 8/2022 cam kết cùng thực hiện loại bỏ SIM rác tồn kênh (đến nay đã thu hồi được 265.000 số tương đương 26.500 số/tháng) và xử lý các thuê bao gọi rác (đến nay đã thu hồi được 290.000 số tương đương 29.000 số/tháng).

Trên cơ sở đó, Bộ đã theo dõi, giám sát tình trạng cuộc gọi rác thông qua các hệ thống hỗ trợ tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (đầu số 5656, 156 và website thongbaorac.ais.gov.vn), 100% các phản ánh đều được chuyển tới các nhà mạng để xử lý.

Thực hiện giải pháp hỗ trợ người dùng khi không muốn nhận quảng cáo thông qua việc đăng ký (miễn phí) tới Danh sách không quảng cáo: Người dân đăng ký từ chối nhận quảng cáo (thông qua cú pháp nhắn tin DK DNC gửi 5656 (miễn phí) nếu không có nhu cầu. Hiện nay, hệ thống có hơn 857 nghìn thuê bao đăng ký. Địa chỉ (https://khongquangcao.ais.gov.vn).

Các đơn vị của Bộ TT&TT (Cục Viễn thông, Cục An toàn thông tin), các doanh nghiệp viễn thông đã tổ chức sàng lọc, xác thực, chuyển hơn 30 nghìn phản ánh về các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo đến các đơn vị của Bộ Công an để phối hợp, điều tra xử lý.

Tuyên truyền, cảnh báo người sử dụng dịch vụ viễn thông về các cuộc gọi lừa đảo. Chủ động theo dõi, thường xuyên cảnh báo tới người dân thông qua Cổng thông tin điện tử Chongthurac.vn về các hình thức, giả mạo, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản thông qua tin nhắn, cuộc gọi.

Thực thi quy định về quảng cáo chính danh (brandname) theo quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ. Trong 7 tháng đầu năm 2023 đã cấp 2.344 tên định danh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại.

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục chủ động phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an triển khai các biện pháp:

Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động tiếp tục kết nối, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ đó rà soát, chuẩn hoá thông tin thuê bao; Triển khai các biện pháp (thông báo, nhắn tin, tổ chức làm việc với các thuê bao; rà soát, làm rõ mục đích sử dụng, tạm dừng dịch vụ) với mục tiêu trước ngày 30/8/2023 cơ bản xử lý xong, bảo đảm thông tin thuê bao trùng khớp với thông tin của người sử dụng SIM đối với các thuê bao đang sở hữu, sử dụng ≥10 SIM/giấy tờ.

Chỉ đạo các Sở TT&TT trên toàn quốc, các đơn vị tổ chức các đoàn thanh tra diện rộng về công tác quản lý thông tin thuê bao trong năm 2023 nhằm xử lý nghiêm các vi phạm của doanh nghiệp viễn thông để tình trạng một thuê bao có nhiều SIM sai quy định và các đối tượng đã cố tình đăng ký nhiều SIM (lớn hơn 10, 100, 1000 SIM).

Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực hệ thống chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác (áp dụng các công nghệ mới) để đạt hiệu quả tối đa việc chặn lọc tin nhắn rác, cuộc gọi rác; Chủ động theo dõi, kịp thời cảnh báo, tuyên truyền tới người dân các hình thức, dấu hiệu lừa đảo mới.

Với các cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, các đơn vị của Bộ TT&TT sẽ tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng của Bộ Công an để xử lý.

Theo PV

Kinh tế Công nghệ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên