MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xu thế dòng tiền: Dịch chuyển sang cổ phiếu có nội tại tốt?

Xu thế dòng tiền: Dịch chuyển sang cổ phiếu có nội tại tốt?

Thời gian gần đây, thị trường thiết lập các kỷ lục mới về thanh khoản và dòng tiền vẫn ào ạt như thác lũ, tìm đến những mã còn nhiều tiềm năng và giá chưa tăng mạnh, trong đó cổ phiếu bất động sản vẫn là một ưu tiên.

Những cái tên trong nhóm cổ phiếu bất động sản gần đây thu hút sự chú ý của nhà đầu tư như LDG, ITA, DIG, CEO... Nhiều mã đã tăng gấp 2-3 lần so với mặt bằng giá trước khi bứt phá.

Ông Nguyễn Hữu Bình, Giám đốc đầu tư, Công ty cổ phần Bảo hiểm BSH nhận xét: thị trường đang đi theo sự kỳ vọng và phản ánh trước vào giá cổ phiếu triển vọng của 2 quý tới. Với chính sách tiền tệ kích thích tăng trưởng kéo dài, dòng tiền có xu hướng ưa thích nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Tuy nhiên, với việc phát huy hiệu quả chính sách tài khóa và hạ nhiệt từ chính sách tiền tệ trong thời gian tới, dòng tiền được dự báo sẽ sớm quay trở lại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Việc những cổ phiếu của doanh nghiệp mà tài sản, kết quả kinh doanh và triển vọng không có nhiều thay đổi nhưng lại tăng quá nóng thời gian qua, khiến các chuyên gia không khỏi quan ngại về dấu hiệu bong bóng ở những cổ phiếu bất động sản quy mô vừa và nhỏ. Các nhà đầu tư cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến cơ hội bỏ vốn vào những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng, với cổ phiếu tăng chậm mà chắc trong thời gian qua. Một trong số đó là VCG của Vinaconex.

VCG hiện là một trong những doanh nghiệp có tiềm lực lớn nhất hiện nay khi hoạt động đa ngành với 3 mũi nhọn, tích cực bổ trợ lẫn nhau là xây dựng, bất động sản và đầu tư tài chính.

Mới đây nhất, bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 đã được triển khai thi công bởi tổng thầu Vinaconex, Chủ đầu tư là CTCP Cảng Quốc tế Vạn Ninh, với 40% vốn của VCG. Đây là một trong chuỗi 4 dự án động lực tăng trưởng dài hạn của Quảng Ninh, với diện tích 82,79 ha, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 trên 2.248 tỷ đồng, hứa hẹn là một trong những cảng biển quốc tế quan trọng.

Xu thế dòng tiền: Dịch chuyển sang cổ phiếu có nội tại tốt? - Ảnh 1.

Tổng thầu Vinaconex triển khai thi công Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1)

Hiện nay, VCG cũng sở hữu hàng loạt dự án đang khai thác cho thuê thương mại như tòa nhà văn phòng hạng A 34 Láng Hạ (Hà Nội), 47 Điện Biên Phủ (TP.HCM), Vinata Tower, tòa nhà Vinaconex Chợ Mơ, tòa nhà N05 -Trung Hòa Nhân Chính... Các công ty con của VCG cũng sở hữu nhiều bất động sản có giá trị tại các tỉnh, thành trên khắp cả nước.

Đặc biệt, tiềm năng của VCG nằm ở quỹ đất lên tới 2.000 ha tại nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên… mà TCT đã tích lũy được thời gian qua.

Trong đó, dự án Khu đô thị du lịch Cát Bà - Amatina quy mô 172 ha tại Cát Bà, Hải Phòng có tổng mức đầu tư gần 6 tỷ USD là một trong những dự án được giới đầu tư quan tâm nhất của VCG. Ban lãnh đạo Vinaconex – ITC (mã VCR), chủ đầu tư dự án từng chia sẻ kỳ vọng xây dựng Cát Bà – Amatina trở thành một khu phức hợp nghỉ dưỡng bến du thuyền, vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế. Tại ĐHCĐ 2021, Chủ tịch VCR cho biết công ty đặt kế hoạch bán căn hộ, sản phẩm thật, khi đã có pháp lý đầy đủ chặt chẽ, chứ không huy động vốn sớm. Với tiến độ như vậy, tới năm 2022, dự án sẽ bắt đầu đem lại lợi nhuận. Hiện nay, công tác triển khai thi công phân khu 99 căn biệt thự của dự án đang được đẩy mạnh và một số căn đã bước sang khâu hoàn thiện. Tháng 8 năm nay, ITC vừa chuyển đổi 3 triệu trái phiếu đã phát hành trước đó cho Vinaconex theo tỷ lệ 1:10, nâng tỷ lệ sở hữu của Vinaconex tại chủ đầu tự dự án Cái Giá - Cát Bà lên 23% vốn điều lệ. Tỷ lệ sở hữu của VCG tại VCR sẽ sớm được nâng lên trên 51% trong thời gian tới – đại diện VCG cho biết.

Các hoạt động thi công hạ tầng dự án Khu dân cư đô thị tại km3, km4 phường Hải Yên, thành phố Móng Cái cũng đang được gấp rút thực hiện, dự kiến mở bán vào cuối năm nay đầu năm sau. Khu dân cư đô thị tại km3,km4 có quy mô đầu tư 438.804 m2, trong đó đất ở 105.727,5 m2, gồm 375 căn liền kề, 372 căn shophouse, 35 căn biệt thự. Đất thương mại dịch vụ 21.936,3 m2.

Tại Hà Nội, tổ hợp văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp Green Diamond tại 93 Láng Hạ (Hà Nội) dù chưa chính thức mở bán nhưng cũng liên tục có khách hàng đăng ký mua. VCG cho biết dự án đang trong quá trình hoàn thiện nhà mẫu và sẽ sớm đưa sản phẩm ra thị trường với rất nhiều bất ngờ, mở đầu cho chuỗi bđs dân dụng cao cấp của VCG trong tương lai.

Dự án xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, văn phòng, khách sạn cao cấp tại khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ, Hà Nội cũng hứa hẹn sẽ có điểm rơi lợi nhuận trong năm 2022. Dự án có mật độ xây dựng 40%, diện tích đất xây dựng 5.260m2, gồm 30 tầng nổi và 3 tầng hầm. Một số dự án tiêu biểu khác như Dự án Khu đô thị đại lộ Hòa Bình kéo dài tại phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái, dự án Khu đô thị du lịch Phú Yên –Quảng Nam.... Trong chiến lược và kế hoạch đang triển khai, VCG dự kiến nâng quỹ đất lên 5.000 ha vào năm 2025.

Sở dĩ các dự án của VCG hấp dẫn nhà đầu tư bởi đều nằm ở vị trí đắc địa có tiềm năng phát triển gắn liền với xu hướng đô thị hóa, hiện đại hóa hạ tầng. Hơn nữa, VCG là một trong những nhà thầu top đầu Việt Nam, sở hữu năng lực xây lắp vượt trội, là lợi thế đặc biệt của doanh nghiệp này so với những nhà phát triển bất động sản khác. Lợi thế này đã được chứng minh qua những dự án có quy mô lớn tại Hà Nội.

Trong đó, có thể kể đến Dự án Khu đô thị mới Trung Hòa Nhân Chính có tổng diện tích đất trên 30 ha, tổng mức đầu tư 273.624 tỷ đồng. Đây là khu đô thị điển hình và kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội, mang dáng dấp của các khu đô thị tại các nước phát triển, do Vinaconex đầu tư, tự thiết kế và thi công. Khu nhà ở cao tầng hỗn hợp N05 (Trung Hòa Nhân Chính) hay Dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh (giai đoạn 1) có diện tích lên tới 264,13 ha tại huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội cũng là những dự án nổi bật do Vinaconex tiên phong đầu tư và xây dựng tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, VCG cũng sở hữu loạt tài sản có giá trị thông qua góp vốn: VCG có vốn đầu tư chi phối tại Công ty CP NEDI2, đơn vị đang vận hành nhà máy thủy điện Ngòi Phát – Lào Cai với tổng công suất 84MW. Nhà máy thủy điện Đăk Ba – Quảng Ngãi do VCG đầu tư xây dựng dự kiến sẽ được đi vào hoạt động vào cuối năm 2022 với công suất 30MW. Hệ thống giáo dục Lý Thái Tổ do VCG sở hữu 100% trên diện tích 2,4 ha đất tại khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, HN cũng là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của Thủ đô.

Xu thế dòng tiền: Dịch chuyển sang cổ phiếu có nội tại tốt? - Ảnh 2.

VCG có vốn đầu tư chi phối tại Công ty CP NEDI2, đơn vị đang vận hành nhà máy thủy điện Ngòi Phát – Lào Cai, công suất 84MW

Chưa kể bất động sản công nghiệp cũng đã được VCG khai thác từ lâu, với việc Khu công nghiệp công nghệ cao 2 – Khu CNC Hòa Lạc do VCG làm chủ đầu tư phát triển hạ tầng, đang hoạt động ổn định, đã đón thêm 2 nhà đầu tư trong năm 2021.

VCG cũng chủ trương thực hiện M&A các dự án bất động sản và dự án năng lượng tùy theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Với thương hiệu và uy tín đã được khẳng định ở các dự án lớn, Vinaconex có năng lực và kinh nghiệm triển khai các dự án bất động sản để sớm có dòng tiền, tối ưu hiệu quả đầu tư.

Các quỹ ETF đang dư kiến bổ sung cổ phiếu VCG trong kỳ rà soát tháng 12. Nếu được thêm vào danh mục, VCG chiếm 1% tỷ trọng danh mục VNM ETF với ước tính mua vào 1,9 triệu cổ phiếu VCG. VCG khép tuần giao dịch vừa qua với mức giá 48.500 đồng/cp, tăng khoảng 7,3% so với tuần trước đó. Trong tuần có thời điểm VCG chạm mức 50.600 đồng/cp. Thanh khoản tuần qua cũng tăng gấp nhiều lần so với trước đó.

Bất động sản nhà ở tiếp tục được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn 2022 - 2023 trong bối cảnh môi trường lãi suất thấp và nhu cầu nhà ở của người dân còn rất cao. World Bank dự báo sẽ có khoảng 1 triệu cư dân dịch chuyển tới các khu đô thị tại Việt Nam mỗi năm, dẫn đến nhu cầu cần thêm khoảng 374.000 căn hộ/năm. Savills dự báo Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh lần lượt cần 130.000 và 134.000 căn hộ mới mỗi năm.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là cơ hội với các phân khúc trong từng ngành rất khác nhau. Khi nhiều mã đã tăng nóng bằng lần trong thời gian ngắn vừa qua, nhà đầu tư được khuyến nghị dịch chuyển sang các mã cổ phiếu của những doanh nghiệp có nội tại tốt và bền vững.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên