MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Xu thế dòng tiền: Qua lễ, thị trường có khá lên?

Các chuyên gia vẫn không chắc chắn về việc thị trường đã kết thúc điều chỉnh hay chưa và thị trường có ấm lên sau kỳ nghỉ...

Diễn biến phục hồi 3 ngày cuối tuần trước cũng chưa đủ lấy lại điểm số đã mất trong 2 phiên đầu tuần. Các chuyên gia vẫn không chắc chắn về việc thị trường đã kết thúc điều chỉnh hay chưa và thị trường có ấm lên sau kỳ nghỉ.

Việc VN-Index dừng giảm ở ngưỡng hỗ trợ và quay đầu đi lên được các chuyên gia đánh giá là tích cực. Tuy vậy từ góc độ phân tích kỹ thuật, các chuyên gia cũng cho rằng việc thị trường dừng giảm và quay đầu đi lên vẫn có thể chỉ là phục hồi lấp GAP hoặc dao động trở lại đỉnh cao cũ mà nếu không vượt qua được thì sẽ tiếp tục đi xuống. Diễn biến của nhiều chỉ báo kỹ thuật vẫn để ngỏ khả năng lớn thị trường tiếp tục giảm.

Mặc dù thị trường diễn biến không thật sự tích cực và rõ ràng, nhưng cơ hội đầu cơ ngắn hạn trên thị trường những ngày qua vẫn xuất hiện. Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nếu dám chấp nhận mạo hiểm vẫn có thể thực hiện giao dịch, tuy nhiên lời khuyên chung là nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp cho các giao dịch này.

Chiến lược tốt hơn là quan tâm tới các cơ hội đầu tư dài hạn đối với các cổ phiếu có thể hưởng lợi nếu kịch bản xấu nhất về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bùng phát.

Thiếu vắng thông tin hỗ trợ cũng như những ảnh hưởng từ quốc tế khó lường, tôi dự báo trạng thái giằng co trong vùng 940-1000 điểm còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới với thanh khoản quanh 2.700 tỷ đồng/ phiên do nhà đầu tư ưu tiên sự an toàn và chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn từ thị trường.

ÔNG TRẦN HỮU PHÚC

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Biến động thị trường khá mạnh trong tuần qua và anh chị đã đúng khi VN-Index điều chỉnh mạnh hai phiên đầu tuần. Tuy nhiên tốc độ rơi đã giảm dần và về cuối tuần chỉ số quay đầu phục hồi ở gần ngưỡng 975 điểm mà anh chị đã chỉ ra tuần trước. Nếu tính từ đỉnh 1.000 điểm thì mức độ điều chỉnh cũng không phải là lớn, về mặt kỹ thuật anh chị đánh giá thị trường thế nào, liệu điều chỉnh đã kết thúc hay chưa?

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Về mặt kĩ thuật tôi cho rằng khả năng sẽ có sóng hồi ngắn trong thời gian sắp tới khi VN-Index đã vượt qua được ngưỡng SMA20. Ngưỡng cản sắp tới vẫn là 1002 điểm. Tuy nhiên thanh khoản thị trường vẫn thấp nên khả năng vượt ngưỡng cản kỹ thuật là không cao.

Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường –Chứng khoán Vietinbank

Trên phương diện kỹ thuật, đồ thị nến của VN-Index đã cho thấy dấu hiệu tạo đáy tại ngưỡng điểm 973 trong bối cảnh chỉ báo RSI cũng đã cho tín hiệu tích cực trở lại khi vượt đường trung bình 50 cùng với chỉ báo MACD cũng đang trở nên khả quan hơn.

Tuy vậy, chỉ báo định hướng DMI lại đang cho thấy xu hướng điều chỉnh vẫn còn chiếm ưu thế nên khả năng thị trường tiếp tục giảm điểm trong các phiên giao dịch tới vẫn là rất lớn.

Do đó, với nhận định thận trọng, chúng tôi cho rằng có khả năng mức điểm 973 vẫn chưa phải là đáy của nhịp điều chỉnh hiện tại mà sẽ là tại ngưỡng hỗ trợ dài hạn 960 điểm, tương đương với đường SMA 200.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Về mặt kỹ thuật VN-Index đang cho thấy xu hướng tích lũy tích cực theo ngày và tuần, chỉ báo DI+ và DI- cắt lên, cắt xuống với biên độ biến động gần như nhau, ADX đang ở dưới mức 20. Khối lượng giao dịch là 126,206 triệu cổ phiếu lớn hơn MA(20) phiên 118,549 triệu cổ phiếu.

Tuy nhiên VN-Index có 1 GAP giảm 987-991 điểm, trong tuần tới thị trường tích cực có thể hướng tới lấp GAP giảm trên, ADX vượt lên 20 khi đó thị trường sẽ có xu hướng. Nếu việc lấp GAP diễn ra không thành công, với xu hướng bán ròng tiếp tục và thanh khoản ít khả năng diễn ra điều chỉnh tiếp tục.

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Chỉ số chung mở cửa tuần với diễn biến giảm điểm mạnh trong hai phiên đầu tuần và đã có những thời điểm chỉ số rơi xuống dưới mốc 975 điểm khi nhiều cổ phiếu trong nhóm vốn hóa lớn ghi nhận áp lực chốt lời mạnh sau khi một nhịp tăng khá mạnh trước đó như VIC, VHM, VCB,… Tuy nhiên, phiên cuối tuần lực cầu trở lại trên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (VIC, VHM, GAS…) và theo đó giúp chỉ số chung giữ vững mốc 980 điểm khi kết thúc tuần.

VN-Index ghi nhận tuần điều chỉnh giảm điểm sau hai tuần tăng điểm liên tiếp liền trước. Đóng cửa tuần giao dịch, VN-Index giảm 8.39 điểm (-0.85%) và dừng tại ở ngưỡng 984.06 điểm, trong khi HNX-Index giảm 0.90% còn 102.32 điểm.

Theo tôi ngưỡng 975 điểm tương đương MA50 đóng vai trò ngưỡng hỗ trợ cho VN-Index. Nhìn về kênh giá thì chỉ số chính của thị trường vẫn đang nằm ở kênh dưới của kênh xu hướng tăng với đáy sau cao hơn đáy trước. Dưới góc nhìn kỹ thuật, việc một số chỉ báo động lượng đã chững lại xu hướng giảm và chỉ số tiếp tục duy trì trên đường trung bình động 20 tuần cũng cho thấy áp lực điều chỉnh giảm điểm đã bắt đầu suy yếu phần nào và do đó khả năng cao chỉ số sẽ chinh phục đỉnh cũ quanh 1000 điểm trong thời gian tới.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Vẫn lại là thanh khoản, điều đáng chú ý nhất tuần qua. Giao dịch càng ngày càng giảm có đáng lo ngại không? Liệu thị trường có thể tích cực hơn sau kỳ nghỉ lễ?

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Tôi cho rằng thanh khoản giảm thật sự đáng lo ngại, nhất là kỳ giao dịch định kì của các ETFs sắp đến. Tuy nhiên cũng chưa thể khẳng định được thị trường tích cực hơn sau lễ do hiện giờ thị trường thế giới đang bất ổn.

VN-Index có 1 GAP giảm 987-991 điểm, trong tuần tới thị trường tích cực có thể hướng tới lấp GAP giảm trên, ADX vượt lên 20 khi đó thị trường sẽ có xu hướng. Nếu việc lấp GAP diễn ra không thành công, với xu hướng bán ròng tiếp tục và thanh khoản ít khả năng diễn ra điều chỉnh tiếp tục.

ÔNG NGUYỄN VIỆT QUANG

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

Sau khi không vượt ngưỡng tâm lý 1,000 điểm và đón nhận thông tin tiêu cực từ thế giới, VN-Index đã có những phiên biến động mạnh nhưng ngưỡng hỗ trợ 980 điểm phát huy tác dụng và nhờ đó chỉ số đã hồi phục. Áp lực chốt lãi đã diễn ra tại một số ngành có mức tăng tốt thời gian qua như công nghệ thông tin, bán lẻ và bất động sản khu công nghiệp.

Cùng với xu hướng chung của khu vực, khối ngoại quay trở bán ròng. Thiếu vắng thông tin hỗ trợ cũng như những ảnh hưởng từ quốc tế khó lường, tôi dự báo trạng thái giằng co trong vùng 940-1000 điểm còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới với thanh khoản quanh 2.700 tỷ đồng/ phiên do nhà đầu tư ưu tiên sự an toàn và chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn từ thị trường.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Thanh khoản thị trường ngày cuối tuần vừa qua vẫn ít khi giá trị giao dịch đạt 2.505,9 tỷ đồng (chưa bao gồm giao dịch thỏa thuận), dù VN-Index tăng 5,47 điểm (0,56%) với sự đóng góp các mã: VHM, VCB, VIC, BID. Theo tôi nếu dòng tiền lan tỏa tích cực tới các cổ phiếu, giá trị giao dịch tăng, tuần tới sau kỳ nghĩ lễ có thể là 1 tuần giao dịch tích lũy tích cực.

Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường –Chứng khoán Vietinbank

Thanh khoản yếu và có chiều hướng suy giảm không phải là câu chuyện lạ đối với thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian vừa qua trong bối cảnh diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục leo thang cũng như lo ngại về các dấu hiệu suy thoái nền kinh tế toàn cầu.

Việc thanh khoản thị trường có thể cải thiện tích cực hơn hay không sau kỳ nghỉ lễ, tôi nghĩ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến đàm phán mới nhất giữa Mỹ - Trung. Trong kịch bản tích cực, hai nước này đạt được một thỏa thuận nào đó giúp "hạ nhiệt" căng thẳng thương mại hiện tại sẽ có tác động tích cực tới tâm lý và dòng tiền tham gia vào thị trường.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Thị trường tuần qua chủ yếu bị tác động từ các thông tin trái ngược từ bên ngoài liên quan đến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Thị trường lao dốc đầu tuần cũng vì thuế suất mới mà phục hồi cuối tuần cũng nhờ thông tin giảm cẳng thẳng. Trong bối cảnh thông tin nhiễu loạn như vậy, anh chị có lời khuyên gì cho nhà đầu tư?

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Trong thời kỳ thị trường biến động tăng giảm mạnh đan xen, những nhà đầu cơ nên hạn chế mua đuổi với cổ phiếu tăng giá, tỷ trọng tiền mặt với cổ phiếu 50-50. Các nhà đầu tư dài hạn tận dụng nhịp điều chỉnh mua dần với tỷ lệ vừa phải với những mã có cơ bản tốt và hưởng lợi từ chiến tranh thương mại.

Việc thanh khoản thị trường có thể cải thiện tích cực hơn hay không sau kỳ nghỉ lễ, tôi nghĩ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến đàm phán mới nhất giữa Mỹ - Trung. Trong kịch bản tích cực, hai nước này đạt được một thỏa thuận nào đó giúp "hạ nhiệt" căng thẳng thương mại hiện tại sẽ có tác động tích cực tới tâm lý và dòng tiền tham gia vào thị trường.

ÔNG NGUYỄN HOÀNG VIỆT

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Tôi cho rằng trong bối cảnh bất ổn hiện tại thì nhà đầu tư nên chuẩn bị sẵn kịch bản xấu nhất là chiến tranh thương mại sẽ leo thang, Việt Nam cung sẽ bị ảnh hưởng mạnh, khi đó nên đầu tư ngành gì? Theo tôi, cổ phiếu điện, bán lẻ và cảng biển phục vụ cho nhu cầu chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam (nếu có) là một sự lựa chọn tốt.

Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường –Chứng khoán Vietinbank

Với nhận định thận trọng, chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì tỷ lệ danh mục/tiền mặt vừa phải đồng thời hạn chế tỷ lệ margin ở mức hợp lý đồng thời vẫn luôn chú ý theo dõi diễn biến thị trường, cập nhật thông tin vĩ mô, vi mô thường xuyên.

Nguyễn Hoàng, VnEconomy

Vẫn có những cổ phiếu tăng trưởng khá tốt trong tuần qua, nhưng dòng tiền chọn đúng cũng không nhiều vì thanh khoản ở các mã này cơ bản là thấp. Theo anh chị nhà đầu tư có nên tham gia đầu cơ ở các cổ phiếu như vậy trong thời điểm thị trường "khó kiếm ăn" trong ngắn hạn?

Ông Trần Hữu Phúc, Trưởng phòng Môi giới Hội sở chính, Chứng khoán VCBS

VN-Index đã ghi nhận tuần giảm điểm sau khi tiệm cận ngưỡng 1,000 điểm trong tuần trước, cho thấy đây là ngưỡng kháng cự tương đối "cứng" trong ngắn hạn. Mặc dù vậy, lực cầu bắt đáy luôn sẵn sàng xuất hiện và nâng đỡ VN Index mỗi khi chỉ số chung giảm sâu, trong đó tâm điểm là nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và bán lẻ,…

Do vậy, chúng tôi tiếp tục cho rằng nhà đầu tư có thể cân nhắc giải ngân tích lũy với tỉ trọng vừa phải vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và trung bình cho danh mục đầu tư trung hạn với trọng tâm là các cổ phiếu được hỗ trợ bởi yếu tố cơ bản và nền tảng tài chính lành mạnh.

Những cổ phiếu thanh khoản thấp nhưng cơ bản rất tốt phù hợp với nhà đầu tư cực kỳ hiểu rõ doanh nghiệp và nắm giữ lâu dài vì việc giao dịch hàng ngày đối với loại cổ phiếu này rất hạn chế.

Tôi cho rằng trong bối cảnh bất ổn hiện tại thì nhà đầu tư nên chuẩn bị sẵn kịch bản xấu nhất là chiến tranh thương mại sẽ leo thang, Việt Nam cung sẽ bị ảnh hưởng mạnh, khi đó nên đầu tư ngành gì? Theo tôi, cổ phiếu điện, bán lẻ và cảng biển phục vụ cho nhu cầu chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam (nếu có) là một sự lựa chọn tốt.

ÔNG LÊ HOÀNG TÂN

Ông Lê Hoàng Tân, Giám đốc chi nhánh Sài Gòn - Chứng khoán MBS

Tuần vừa rồi tôi nhận thấy dòng tiền tích cực tại các mã đầu cơ đã rớt sâu giai đoạn vừa rồi như DIG, DXG, LDG … tùy vào quan điểm rủi ro mà nhà đầu tư lướt sóng có thể tham gia. Cá nhân tôi giai đoạn này hạn chế margin và chỉ giải ngân vào các cổ phiếu thuộc các ngành đã trao đổi ở trên.

Ông Nguyễn Hoàng Việt, Bộ phận Chiến lược thị trường –Chứng khoán Vietinbank

Theo tôi đây cũng là cơ hội tiềm năng cho những nhà đầu tư ưa mạo hiểm trong thời điểm thị trường hiện nay. Tuy nhiên, với đặc tính đầu cơ cao nên nhà đầu tư nếu có hứng thú vẫn luôn nên duy trì nguyên tắc bảo toàn vốn và không nên dành quá 25% tỷ trọng danh mục của mình vào nhóm cổ phiếu này.

Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Thị trường vẫn có những điểm sáng là các mã: VHM, VCB, VIC, BID để chọn mua được mã cổ phiếu như vậy tương đối thấp. Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng vừa phải ở những mã đó nếu mình đang nắm giữ và vào những nhịp điều chỉnh thị trường trong ngắn hạn.

Theo Nguyễn Hoàng

VnEconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên