Xuất khẩu 8 triệu tấn mỗi năm nhưng Việt Nam cũng sắp trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới mặt hàng cực quan trọng này
Việt Nam được dự báo sẽ xuất khẩu ít hơn và tăng nhập khẩu "hạt ngọc trời" trong năm 2025.
- 20-05-2024Một mặt hàng của Việt Nam được người Nga mạnh tay săn lùng: Ưu đãi thuế xuất khẩu 0%, 80 quốc gia khác cũng đua nhau 'chốt đơn'
- 16-05-2024Ấn Độ cấm xuất khẩu, "hạt ngọc quý" của Việt Nam thành mặt hàng hot được nhiều nước săn đón - một quốc gia ở Đông Nam Á mạnh tay chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu
- 15-05-2024"Kim cương đen" của Việt Nam bỗng được hàng loạt quốc gia săn lùng với giá cực rẻ, xuất khẩu tăng mạnh hơn 10.000% chỉ trong 1 tháng
Nguồn cung từ thâm hụt chuyển sang thặng dư
Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã ra Báo cáo về triển vọng thị trường gạo 2024/2025. Trong đó, cơ quan này dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong niên vụ hiện tại sẽ đạt 527,6 triệu tấn, đánh dấu mức cao kỷ lục. Con số này tăng 10,3 triệu tấn so với năm ngoái. Diện tích thu hoạch toàn cầu dự kiến đạt kỷ lục cao nhất là 167,6 triệu ha, tăng gần 1% so với năm trước.
Campuchia, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Pakistan và Thái Lan chiếm phần lớn diện tích trồng lúa dự kiến mở rộng vào năm 2024/25.
Năng suất lúa trung bình toàn cầu vào năm 2024/25 được dự báo ở mức kỷ lục 4,17 tấn/ha (gạo thô), tăng 1% so với một năm trước đó. Cả Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới, đều được dự đoán sẽ đạt năng suất kỷ lục. Trung Quốc cùng Ấn Độ chiếm tổng cộng hơn 50% sản lượng gạo của thế giới.
Dự báo trên được đưa ra với giả định thời tiết bình thường ở nhiều nước sản xuất gạo và ảnh hưởng của hiện tượng El Niňo ở Đông Nam Á giảm bớt vào đầu mùa hè.
Theo USDA, tiêu thụ gạo toàn cầu dự kiến đạt mức cao mới là 526,4 triệu tấn trong năm nay, tăng 4,8 triệu tấn so với năm trước. Như vậy, thế giới sẽ chuyển từ thâm hụt 4,3 triệu tấn trong niên vụ 2023-2024 sang thặng dư 1,2 triệu tấn trong niên vụ tới. Qua đó chấm dứt tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong 3 năm liên tiếp.
Tiêu thụ gạo của Ấn Độ dự báo đạt kỷ lục 120 triệu tấn, nhờ các chương trình phân phối gạo trợ cấp cho người nghèo.
Ngược lại, tiêu thụ gạo của Trung Quốc sẽ giảm năm thứ ba liên tiếp do việc sử dụng gạo để thay thế cho ngũ cốc khác trong thức ăn chăn nuôi suy giảm. Trong khi đó, khu vực châu Phi cận Sahara, Nam Á và Trung Đông, nơi dân số đang tăng, sẽ tiếp tục tăng trưởng tiêu thụ gạo.
Thương mại gạo toàn cầu dự kiến đạt 53,5 triệu tấn trong năm 2024, tăng gần 0,3 triệu tấn so với một năm trước, và nhích lên 53,8 triệu tấn trong năm 2025. Brazil, Campuchia, Ấn Độ và Mỹ dự kiến mở rộng xuất khẩu vào năm 2025, trong khi Myanmar, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam được dự đoán xuất khẩu ít gạo hơn.
Về nhập khẩu gạo toàn cầu năm 2025, các thị trường tăng mua sẽ là Bangladesh, Trung Đông, Philippines, khu vực cận châu Phi cận Sahara, Mỹ và Việt Nam. Mức tăng nhập khẩu của các thị trường này lấn át sự suy giảm nhập khẩu lớn của Indonesia và nhập khẩu yếu hơn ở Nam Mỹ.
Theo USDA, Ấn Độ sẽ vẫn là nước xuất khẩu gạo lớn nhất toàn cầu trong năm 2025, với sản lượng xuất khẩu dự kiến đạt 18 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với sản lượng xuất khẩu ước tính trong năm 2024, đưa Ấn Độ chiếm hơn 1/3 thương mại gạo toàn cầu. Bất chấp một số biện pháp hạn chế thương mại, xuất khẩu gạo của Ấn Độ vẫn tăng nhờ sản lượng gạo tăng đáng kể và lượng dự trữ lớn.
USDA dự báo, dự trữ gạo toàn cầu tăng thêm 1,2 triệu tấn, đạt 176,1 triệu tấn trong niên vụ 2024-2025. Trung Quốc (59%) và Ấn Độ (21%) cùng nhau chiếm 80% trữ lượng tồn kho gạo toàn cầu. Chính phủ ở cả hai nước đều duy trì các chương trình dự trữ công.
Tại Mỹ, dự trữ gạo được dự đoán tăng 12% do tồn kho lớn và nhập khẩu cao kỷ lục. USDA đánh giá, nhìn chung, mức tồn kho ở các nước xuất khẩu gạo lớn sẽ phục hồi, mang lại triển vọng ổn định nguồn cung toàn cầu.
Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
USDA dự báo sản lượng gạo của Việt Nam đạt 27 triệu tấn trong niên vụ 2024-2025, không thay đổi so với niên vụ trước đó. Dự báo này dựa trên cơ sở diện tích trồng lúa của Việt Nam tăng thêm 5.000 ha, lên 7,15 triệu ha, bù đắp cho sự giảm nhẹ năng suất xuống còn 6,04 tấn/ha.
Dù tăng, nhưng diện tích trồng lúa ở Việt Nam vẫn thấp hơn mức kỷ lục 7,82 triệu ha của niên vụ 2014-2015 do tình trạng xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và việc chính phủ khuyến khích giảm độc canh cây lúa.
USDA dự báo Việt Nam sẽ nhập khẩu 2,95 triệu tấn, tăng 7,3% so với năm trước đó và trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu. Nhập khẩu tăng do tiếp tục mua nhiều lúa từ Campuchia để xay xát ở Việt Nam và xuất khẩu. Ngoài ra, Việt Nam cũng mua gạo lứt nâu từ Ấn Độ.
Trong khi đó, cơ quan này dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo, giảm 6,3% so với năm trước. Xuất khẩu giảm do tiêu dùng tăng và trì trệ trong sản xuất.
Báo giá gạo tấm 5% từ Việt Nam trong tuần kết thúc vào ngày 7/5 đã tăng 10 USD/tấn từ hôm 9/4 lên 595 USD/tấn do vụ thu hoạch vụ mùa vụ Đông Xuân của nước ta gần kết thúc ở miền Nam. Vụ Đông Xuân được tưới tiêu đầy đủ nước là vụ lúa lớn nhất của Việt Nam và chiếm phần lớn lượng gạo xuất khẩu.
Tham khảo: USDA
Nhịp sống thị trường