Xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất nhì châu Á tăng vọt ngoài dự kiến, bứt phá từ mức đáy 43 tháng
Xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng 3,1% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, phục hồi sau cú giảm 1,7% của tháng 9, mức thấp nhất trong 43 tháng.
- 20-11-2024Công nghệ Nhật Bản vươn tầm cao mới khiến thế giới ngỡ ngàng: Tham vọng xây ‘băng chuyền’ tự động dài 515 km để vận chuyển hàng, năng suất tương đương 25.000 tài xế
- 15-11-2024Kinh tế Nhật Bản giảm tốc trong quý 3, BOJ có thêm động lực tăng lãi suất nhờ một yếu tố trụ cột
- 14-11-2024Nhật Bản tái thiết ngành công nghiệp chip nhớ: 10 năm tới sẽ thu hút 325 tỷ USD, đặt mục tiêu tăng gấp 3 doanh số, Mỹ, Anh đều muốn rót tiền
- 13-11-2024Nhật Bản tái khởi động Nhà máy điện hạt nhân Onagawa
Sự gia tăng này cao hơn nhiều so với dự báo 2,2% của các nhà kinh tế.
Theo dữ liệu mà chính phủ Nhật Bản công bố, xuất khẩu sang Trung Đông tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu vào nền kinh tế lớn thứ 2 châu Á cũng tăng 0,4%, cao hơn nhiều so với dự báo giảm 0,3%. Thâm hụt thương mại của Nhật Bản đã tăng lên 461,2 tỷ yên (2,98 tỷ USD), cao vượt dự báo.
Tuy nhiên, nền kinh tế hàng đầu châu Á cũng có nhiều điểm cần chú ý. Theo Daniel Hurley, chuyên gia danh mục đầu tư cổ phiếu toàn cầu tại T. Rowe Price, lĩnh vực cần theo dõi khi đầu tư vào chứng khoán Nhật Bản chính là kế hoạch thuế quan của Tổng thống đắc cử Donald Trump và mối quan hệ thương mại giữa nước Mỹ với các đồng minh, đối tác.
Hurley cho biết thuế quan sẽ là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế mở và xuất khẩu như Nhật Bản. Trong khi đó, Tokyo có mối quan hệ rất chặt chẽ với Mỹ, đặc biệt là ông Trump.
“Bất kỳ sự leo thang căng thẳng nào giữa Mỹ và Trung Quốc về thuế quan và thương mại đều có khả năng tác động đến thương mại và tăng trưởng toàn cầu. Nhật Bản, với tư cách là một nền kinh tế mở và có tính chu kỳ, sẽ bị ảnh hưởng bởi bất cứ sự suy giảm nào trong thương mại và kinh tế toàn cầu”, Hurley nhấn mạnh.
Tham khảo: CNBC
Nhịp sống Thị trường