Xuất khẩu phân bón tăng mạnh nhân cơ hội Trung Quốc và Nga hạn chế xuất khẩu
Xuất khẩu phân bón của cả nước đã tăng mạnh 3 tháng liên tiếp đúng lúc giá phân bón tăng cao.
- 16-12-2021Nhiều loại phân bón tiếp tục lập kỷ lục mới
- 14-12-2021Giá phân bón tăng cao, cơ hội để nông dân không lạm dụng phân bón
Theo đó, xuất khẩu phân bón Việt Nam trong tháng 11/2021 sang hầu hết các thị trường đều tăng mạnh, đạt 140.427 tấn, tương đương 79,72 triệu USD, giá trung bình 567,7 USD/tấn; tăng 30% về lượng, tăng 71,8% về kim ngạch và tăng 32,2% về giá so với tháng 10/2021 và tăng 71,7% về lượng, tăng 219% kim ngạch và giá tăng 85,9% so với cùng tháng năm trước. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp xuất khẩu tăng.
Trong 11 tháng năm 2021 cả nước xuất khẩu trên 1,2 triệu tấn phân bón, thu về gần 459,28 triệu USD, giá trung bình đạt 381,2 USD/tấn; tăng 11,6% về khối lượng, tăng 45,6% về kim ngạch và giá tăng 30,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Phân bón xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, chiếm 42% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 507.083 tấn trong 11 tháng năm nay, tương đương trên 192,65 triệu USD, giá trung bình 379,9 USD/tấn, tăng 34,3% về lượng, tăng 63,4% về kim ngạch và tăng 21,7% về giá so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu trong 11 tháng tăng mạnh bất chấp xuất khẩu trong tháng 11 giảm.
Theo đó, xuất khẩu sang Campuchia tháng 11 ở mức 31.042 tấn, tương đương 13,3 triệu USD, giá trung bình 428,5 USD/tấn, giảm mạnh 50,7% về lượng, giảm 48,2% về kim ngạch nhưng tăng 5% về giá so với tháng 10/2021. So với tháng 11/2020 cũng giảm 15% về lượng, nhưng tăng 18% kim ngạch và giá tăng 39%.
Xuất khẩu sang Hàn Quốc – thị trường lớn thứ 2, trong 11 tháng cũng tăng mạnh, dạt 62.174 tấn, tương đương 38,35 triệu USD, giá trung bình 616,9 USD/tấn, cao hơn 208,4% về lượng, tăng 1.059% về kim ngạch và tăng 275,9% về giá so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt khác trong 11 tháng năm nay cũng tăng đáng kể: Sang Mozambique 77.750 tấn, tương đương 25,73 triệu USD, tăng mạnh 852% về khối lượng và tăng 642,5% về kim ngạch; Xuất khẩu sang thị trường Malaysia 87.764 tấn, tương đương 21,56 triệu USD, tăng 2,6% về khối lượng, tăng 33,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu phân bón nước ta năm nay tăng cao chủ yếu do nhu cầu tăng trên toàn thế giới bởi giá nông sản tăng thúc đẩy hoạt động sản xuất. Trong khi đó, Trung Quốc - một nhà cung cấp lớn cho thị trường phân bón toàn cầu – đã có nhiều động thái hạn chế xuất khẩu do tình trạng thiếu điện và chi phí nhiên liệu tăng cao và chiến lược hạn chế sản xuất để làm sạch môi trường trước khi tổ chức Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh, tháng 2/2022.
Khởi đầu của chiến dịch hạn chế xuất khẩu phân bón là một loạt các cuộc điều tra về việc giá phân bón và các mặt hàng khác tăng cao đã làm tăng chi phí của người tiêu dùng. Cục Quản lý Nhà nước về Thị trường đã đưa phân bón vào diện theo dõi chặt chẽ và sẽ trừng phạt các hành vi bất hợp pháp như găm hàng, tăng giá và thông đồng giá cả.
Giá phân bón ở Trung Quốc, một trong những nhà sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới, đã đạt mức kỷ lục trong năm nay trong bối cảnh sản lượng trong nước giảm, nhu cầu từ nước ngoài mạnh hơn và chi phí năng lượng cao. Trận lũ lụt gần đây ở tỉnh Hà Nam, miền Trung cũng đã ảnh hưởng đến sản xuất của một số nhà máy.
Chỉ trong 10 tháng đầu năm, giá urea tại Trung Quốc đã tăng trên 70%. Một số công ty phân bón lớn của Trung Quốc đã tạm ngừng xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường nội địa, trong bối cảnh nhu cầu hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch, nhất là ngành chăn nuôi, cần lượng lớn thức ăn cho vật nuôi. AgResource ước tính nhập khẩu ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc đạt gần 54 triệu tấn trong năm 2020, tức là cứ 4 tấn ngũ cốc thức ăn chăn nuôi được giao dịch trên toàn thế giới thì có một tấn được xuất sang Trung Quốc. Con số này dự báo tăng lên mức kỷ lục mới gần 57 triệu tấn vào năm 2021.
Trang Bloomberg đưa tin: "Việc giám sát gia tăng diễn ra khi giá phân bón toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục mới, biji thúc đẩy bởi cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và Trung Quốc vì than và khí đốt tự nhiên là những nguyên liệu quan trọng. Việc tăng chi phí diễn ra vào thời điểm đặc biệt đáng lo ngại, đúng lúc giá thực phẩm toàn cầu chạm mức cao nhất trong 10 năm ".
Cũng theo Bloomberg: "Động thái hạn chế xuất khẩu phân bón của Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục ản hưởng tới toàn thế giới vì nước này là nhà cung cấp chính các loại phân ureas, sulphat và photphat, chiếm khoảng 30% thương mại toàn cầu. Những khách hàng người mua phân bón lớn nhất của Trung Quốc bao gồm Ấn Độ, Pakistan và các nước ở Đông Nam Á. "
Trong 8 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã xuất khẩu 4,75 triệu tấn phân diammonium phosphate cho các khách hàng lớn như Ấn Độ và Pakistan, đồng thời cũng xuất khẩu 2,93 triệu tấn urea trong cùng thời gian này, theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc.
Trong khi thị trường phân bón thế giới chưa hạ nhiệt thì Nga cũng lên kế hoạch hạn chế xuất khẩu. Theo đó, hôm 17/11, Nga thông báo sẽ hạn chế xuất khẩu phân nitơ và phân tổng hợp có chứa nitơ trong vòng 6 tháng để ngăn chặn sự thiếu hụt trên thị trường nội địa, trong nố lực kiềm chế lạm phát giá lương thực trong nước giữa bối cảnh giá khí đốt tăng cao.
Hạn ngạch xuất khẩu phân nitơ của Nga dự kiến là 5,9 triệu tấn; với phân tổng hợp có chứa nitơ là5,35 triệu tấn. Hạn ngạch được áp dụng từ ngày 1/12/2021, dự kiến kéo dài đến ngày 31/5/2022.
Tham khảo: Fertilizerdaily