Xuất khẩu suy yếu, công ty Trung Quốc tìm ra công thức bán hàng: Made in Vietnam là một yếu tố
Sản xuất carbon thấp và các nhà máy ở Đông Nam Á đã trở thành "công thức" mới để các nhà xuất khẩu Trung Quốc tìm kiếm đơn hàng mới từ các nước phương Tây.
- 23-04-2023'Cứu' chuỗi cung ứng, công ty Trung Quốc tìm đường ra khỏi đại lục: Những công ty nào sẽ đến Việt Nam?
- 10-06-2020India Today: Các công ty Trung Quốc sang Việt Nam là một bài học cho Ấn Độ
- 11-11-2019Bloomberg: Sau Thái Lan và Indonesia, Myanmar cũng muốn cạnh tranh Việt Nam đón các công ty Trung Quốc
Triển vọng nhập khẩu suy yếu
Sau 3 năm được tổ chức trực tuyến vì Covid-19, Hội chợ Canton, còn được gọi là Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc - đã được tổ chức trực tiếp.
Chính phủ ước tính hơn 100.000 người mua từ hơn 200 quốc gia sẽ đích thân tham dự sự kiện tại thành phố phía nam Quảng Châu.
Gã khổng lồ bán lẻ đa quốc gia của Mỹ Walmart đã tham dự hội chợ, cùng với nhà bán lẻ Auchan của Pháp, chuỗi bán lẻ giảm giá Lidl của Đức và chuỗi siêu thị Lulu có trụ sở tại Abu Dhabi.
Hội chợ Canton, sự kiện thương mại đầu tiên kể từ khi Trung Quốc mở cửa trở lại và được tổ chức trong bối cảnh bối cảnh triển vọng xuất khẩu suy yếu.
Vào tháng 4, xuất khẩu của Trung Quốc tăng 8,5% so với một năm trước đó, các chuyến hàng đến Mỹ đã giảm 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường được đề cao trong bối cảnh Bắc Kinh nỗ lực đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030 và trung hòa carbon đến năm 2060. Khoảng 500.000 sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường được trưng bày và các đơn hàng có giá trị khoảng 21,7 tỷ USD đã được ký kết.
Luke Hu, người điều hành Văn phòng phẩm Ningbo Vontone cho biết, công ty đã ký các đơn đặt hàng trị giá 500.000 USD tại Hội chợ Canton, đều đến từ châu Âu và Mỹ vì họ rất coi trọng việc tái chế và tăng trưởng xanh.
“Năm ngoái chúng tôi đã nhập khẩu 200 tấn rác thải nhựa tái chế từ đại dương. Và tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ mua trung bình tới 10.000 tấn trong 2 đến 3 năm tới,” Hu cho biết thêm.
Số lượng người mua ở nước ngoài chưa phục hồi hoàn toàn, nhưng họ đã sẵn sàng đặt hàng và đặt hàng nhanh hơn. Nhiều nhà nhập khẩu cũng đã lên kế hoạch cho các chuyến đi thực địa đến các nhà máy, hy vọng sẽ có nhiều hợp tác hơn nữa sau này, nhà tổ chức Canton Fair cho biết.
Ray Zhang, giám đốc bán hàng của Shanghai Newest Luggage, khẳng định, tương lai là quá trình khử cacbon.
Tuy nhiên, vị giám đốc này cũng thừa nhận, các đơn đặt hàng đã dần chuyển sang Đông Nam Á.
"Made in Vietnam" là yếu tố hút khách
Nhiều công ty đa quốc gia đã đẩy nhanh việc triển khai chiến lược “Trung Quốc cộng 1” bằng cách đa dạng hóa đầu tư sang các khu vực khác, bao gồm cả Đông Nam Á.
Eden Ling, giám đốc bán hàng cấp cao ở nước ngoài của Hecheng Enterprises, đã trưng bày các biển báo trên gian hàng của mình tại Hội chợ Canton với khẩu hiệu “Nhà máy tại Việt Nam” và “Nhà máy sản xuất túi bền vững”.
“Bên cạnh việc làm nổi bật việc có nhà máy đặt ở Việt Nam, chúng tôi cũng chú trọng đến sản phẩm tái tạo. Những chiếc túi của chúng tôi đều có thể tái tạo từ chất liệu vải, khóa kéo và thùng giấy. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người mua châu Âu vì thế hệ người tiêu dùng trẻ quan tâm đến nó rất nhiều", Ling nói thêm.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào các vật liệu tái tạo để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi xanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố các mục tiêu carbon kép vào năm 2020.
Mặc dù thất vọng vì thiếu khách hàng Mỹ tại hội chợ, Ling cho biết, một số khách châu Âu, chẳng hạn như ở Ba Lan và Hà Lan, bày tỏ sự quan tâm lớn đến nhà máy Việt Nam của công ty vì họ cũng hy vọng đa dạng hóa các điểm đến mua hàng.
Nhà sản xuất giày dép Xu Huifang lo ngại về việc mất đơn hàng vào tay các đối thủ trong nước đã thành lập nhà máy ở Đông Nam Á.
“Nhiều công ty cùng ngành với chúng tôi đã quảng bá các cơ sở sản xuất của họ ở Đông Nam Á, từ Campuchia, Việt Nam hay Bangladesh, khiến các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ như chúng tôi, những người không có nhà máy ở nước ngoài, cảm thấy bị lu mờ", Xu nói.
Nhịp sống thị trường