Xuất siêu liên tiếp lập kỷ lục, Việt Nam thặng dư cao nhất từ trước đến nay
Cán cân thương mại tháng 8 tiếp tục xuất siêu tháng thứ 4 liên tiếp giúp thặng dư của Việt Nam ở mức cao nhất từ trước đến nay.
- 28-08-2020Nông, lâm, thủy sản xuất siêu 6,2 tỷ USD trong 8 tháng
- 20-08-2020Việt Nam tiếp tục xuất siêu đột biến: Vượt mốc 10 tỷ USD
- 19-08-2020CMC đề xuất xây dựng siêu dự án 12.000 tỷ tại Đà Nẵng
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 8 ước đạt 49,5 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 26,5 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 23 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong tháng 8 chủ yếu do Công ty Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Note 20.
Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2%.
Khu vực kinh tế trong nước vẫn tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất nhập khẩu khi kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 8 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng cao 15,3%; nhập khẩu đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%.
Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam theo từng tháng trong giai đoạn 2019-2020 (Đơn vị: Triệu USD)
Cán cân thương mại hàng hóa tháng 8 ước tính xuất siêu 3,5 tỷ USD. Tính chung 8 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,9 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 23,1 tỷ USD.
Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 17 tỷ USD, tăng 8%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2020 tăng 2,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 4,6%.
Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 174,11 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu đạt 60,80 tỷ USD, tăng 15,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,31 tỷ USD (chiếm 65,1% tổng kim ngạch xuất khẩu), giảm 4,5%.
Trong 8 tháng có 27 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó: Điện thoại và linh kiện đạt 31,5 tỷ USD, chiếm 18,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27,6 tỷ USD, tăng 24,8%; hàng dệt may đạt 19,2 tỷ USD, giảm 11,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,1 tỷ USD, tăng 31,9%; giày dép đạt 10,9 tỷ USD, giảm 8,6%,...
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm so với cùng kỳ năm trước: Rau quả đạt 2,3 tỷ USD, giảm 11,3%; hạt điều đạt 2 tỷ USD, giảm 5,4% (lượng tăng 9%); cà phê đạt 2 tỷ USD, giảm 1,3% (lượng giảm 1,3%); cao su đạt 1,2 tỷ USD, giảm 12,7% (lượng giảm 5,9%); hạt tiêu đạt 445 triệu USD, giảm 20% (lượng giảm 7,4%); chè đạt 134 triệu USD, giảm 6,2% (lượng tăng 3,5%). Riêng sản phẩm gạo đạt 2,2 tỷ USD, tăng 10,4% (lượng giảm 1,7%).
Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang một số thị trường trong 8 tháng đầu năm 2020
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng với kim ngạch đạt 46,7 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 27 tỷ USD, tăng 13%. Thị trường EU đạt 22,9 tỷ USD, giảm 4%. Thị trường ASEAN đạt 15 tỷ USD, giảm 13,6%. Hàn Quốc đạt 12,6 tỷ USD, giảm 1,5%. Nhật Bản đạt 12,5 tỷ USD, giảm 6,1%.
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 8/2020 ước tính đạt 23 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 0,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 12,7 tỷ USD, tăng 7,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 8/2020 ước tính tăng 2,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 4,4%.
Tính chung 8 tháng năm 2020, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 162,21 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 72,05 tỷ USD, tăng 2,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 90,16 tỷ USD, giảm 6,0%.
Trong 8 tháng có 29 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,6% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 38,6 tỷ USD (chiếm 23,8% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 22,9 tỷ USD, giảm 4,3%; điện thoại và linh kiện đạt 8,8 tỷ USD, giảm 2,5%; vải đạt 7,6 tỷ USD, giảm 13%; sắt thép đạt 5,6 tỷ USD, giảm 13,2%.
Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ một số thị trường trong 8 tháng đầu năm 2020
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu trong 8 tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 49,3 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 28,7 tỷ USD, giảm 8,3%; ASEAN đạt 19,4 tỷ USD, giảm 9,2%; Nhật Bản đạt 12,8 tỷ USD, tăng 3,2%; Hoa Kỳ đạt 9,4 tỷ USD, giảm 0,1%; EU đạt 9,5 tỷ USD, tăng 4,7%.
BizLive