Xuất thân của 1/5 tân sinh viên Đại học Thanh Hoa: Nghèo khó không ngăn được thành công
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy một góc nhìn khác về xuất thân đến sự thành công của mỗi người.
- 10-11-2022Thạc sĩ tốt nghiệp đại học Thanh Hoa nghỉ việc về làm ‘bà mối’: Đánh đổi lương triệu đô để làm điều mình thích
- 07-05-2022Lời khuyên của giáo sư đại học Thanh Hoa: Cha mẹ bớt bảo bọc, con sẽ trưởng thành tốt hơn
- 06-01-20228x Việt tốt nghiệp hậu Tiến sĩ, được Đại học Thanh Hoa giữ lại làm việc: Đầu vào trường cực gắt, đến bảo vệ cũng thi đỗ Thạc sĩ!
Mới đây, một kết quả khảo sát tại Trung Quốc đã thu hút nhiều sự chú ý của dư luận: Trong số hơn 3.500 sinh viên năm nhất đại học tại Đại học Thanh Hoa (một trong những ngôi trường top đầu Trung Quốc và châu Á), có đến 1/5 số sinh viên theo học tại đây đến từ các vùng nông thôn và vùng có kinh tế khó khăn.
Điều này khiến nhiều người bất ngờ, bởi không ít người cho rằng, để lọt vào ngôi trường danh giá này, học sinh không chỉ có tài năng mà cần phải có tiềm lực kinh tế để theo đuổi việc học.
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng nghe qua hay tự mình trải qua những cảm xúc như thế này: "Giá như tôi sinh ra trong một gia đình giàu có, thì có lẽ đã tốt hơn". Nền tảng gia đình chính là xuất phát điểm của một người, ở một góc độ nào đó, điều này còn quyết định giới hạn của họ.
Tuy nhiên trên thực tế, mỗi người đều có cơ hội để thay đổi vận mệnh của mình, một vài điều có thể bạn không có quyền lựa chọn, nhưng những cơ hội còn lại bạn phải nắm bắt để tồn tại.
Nghèo khó không ngăn được thành công
Trong kết quả kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2020 ở Trung Quốc, anh em sinh đôi Triệu Quả và Triệu Đệ đến từ huyện Từ Lợi, Hồ Nam đã trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh với số điểm cao lần lượt là 687 và 685. Kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay cũng có một số học sinh nhà nghèo đạt điểm xuất sắc.
Tất cả các em đã chứng minh một điều bằng chính thành tích và sức lực của mình: Nghèo khó không thể ngăn cản thành công.
Ưu điểm của anh em sinh đôi Triệu Quả và Triệu Đệ chính là tài năng bẩm sinh, sự chăm chỉ và kỷ luật tự giác. Ngoài ra, còn có một yếu tố quan trọng khác, đó là người cha. Cha của họ không có nhiều kiến thức, nhưng người đàn ông trung thực này biết rõ ràng: Những đứa trẻ miền sơn cước không còn lối thoát nào khác, chỉ có đọc sách mới thay đổi được số phận.
Trong 3 năm, vào mỗi cuối tuần, ông vội vã từ nông thôn đến thị trấn huyện để nói chuyện với con cái và hiểu suy nghĩ của chúng. Khi con tỏ ra áp lực quá lớn, người cha chỉ có một câu: "Cố lên, 3 năm thôi, cha tin con làm được". Có lần đường bị đóng do tuyết rơi dày, không có xe buýt, người cha không nhìn thấy con nên đã nhờ giáo viên gửi video quay cảnh con học trong lớp thì mới yên tâm.
Với niềm tin đơn giản và vững chắc như vậy, người cha đã âm thầm tiếp thêm động lực cho những đứa con của mình.
Động lực của những "học sinh nhà nghèo"
1. Chỉ có một con đường đi lên, đó là cố gắng học tập
Nhiều học sinh ở vùng quê nghèo lớn lên trong gia đình nghèo khó, nếu không học hành chăm chỉ, con đường duy nhất là về nhà và làm nông hoặc làm công nhân, học nghề hoặc buôn bán nhỏ. Tất nhiên, con đường nào cũng có thể dẫn đến thành công. Nnưng có thể nói, học tập là con đường sáng nhất, nhanh gọn nhất để thay đổi vận mệnh của mình.
2. Khát khao đủ mạnh, hoài bão đủ mạnh
Khi khát vọng của một người đủ mạnh, khi họ đủ tham vọng, nhiệt huyết và quyết tâm hành động sẽ gấp mười lần người khác. Không phải tất cả trẻ em nghèo đều chăm chỉ, nhưng trẻ từ các gia đình thiếu thốn khi đã học hành và làm việc nghiêm túc sẽ có khát khao chiến thắng và tham vọng thành công mạnh mẽ hơn.
Tại sao một số người kiếm tiền rất giỏi? Thực ra nó có chút gì đó liên quan đến ham muốn kiếm tiền của họ. Khi họ có đủ ham muốn, sẽ thôi thúc bản thân suy nghĩ và hành động.
Mọi con đường đều dẫn đến Rome, và có thể có ai đó được sinh ra sẵn ở Rome. Gia đình bề thế là tốt, nhưng trong kỳ thi tuyển sinh đại học và thậm chí là chiến trường cuộc đời, kết quả cuộc chiến đó còn quyết định bởi việc bạn có quyết tâm vươn lên và có khát khao thay đổi vận mệnh của mình hay không.
Phụ nữ Việt Nam