Xung đột quyền lực kết thúc, cổ phiếu Hoà Bình bật tăng gần 6% theo thị trường, dù kinh doanh còn nhiều thử thách
Trên thị trường, những căng thẳng qua lại cuối năm, cùng với khó khăn chung khiến cổ phiếu HBC giảm điểm mạnh,và chịu “tổn thất” nhất sau xung đột có lẽ cổ đông nhỏ lẻ.
- 15-02-2023Chỉ trả cho công nhân Việt Nam lương trung bình dưới 7 triệu đồng/tháng, vì sao các DN Nhật Bản vẫn quan ngại chuyện tăng lương?
- 15-02-2023VNG: Quảng cáo và game trực tuyến đứt mạch tăng trưởng, bơm nghìn tỷ cho một "game" mới
- 15-02-2023Chuỗi đệm lớn nhất Việt Nam biến tấu "Vua Nệm" thành "Vua Nện", dùng nam nhân cởi trần "nựng - xoa - bế": Độc đáo hay một lần nữa làm chiêu phản cảm?
Mới đây, HĐQT CTCP Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã có nghị quyết chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT độc lập của ông Nguyễn Công Phú kể từ ngày 13/2/2023. HĐQT cũng chấp nhận việc ông Nguyễn Công Phú ủy quyền cho Chủ tịch tham dự thảo luận, biểu quyết tại tất cả các cuộc họp, lấy ý kiến biểu quyết bằng văn bản hoặc hình thức khác của HĐQT.
Theo đó, đơn từ nhiệm của ông Phú sẽ tiếp tục được xem xét thông qua tại ĐHĐCĐ năm 2023 của HBC. Đồng nghĩa, tranh chấp quyền lực liên quan đến Nghị quyết 50, 51 ngày 14/12/2022 và Nghị quyết số 53 ngày 31/12/2022 kết thúc. Ông Lê Viết Hải sẽ tiếp tục là Chủ tịch và “cầm lái” hoạt động HBC.
Trên thị trường, những căng thẳng qua lại cuối năm, cùng với khó khăn chung khiến cổ phiếu HBC giảm điểm mạnh, và chịu “tổn thất” nhất sau xung đột có lẽ cổ đông nhỏ lẻ. Phiên sáng nay, sau thông tin ông Phú từ nhiệm, HBC tăng bật trở lại gần 6%, thanh khoản cải thiện. Dù vậy, bức tranh kinh doanh thời gian tới dự định còn nhiều thách thức.
Trong quý 4, bão giá nguyên vật liệu cùng nhiều chi phí khác đã được phản ánh vào giá vốn khiến cho HBC lỗ gộp 426 tỷ đồng. Cùng khoản lỗ 117 tỷ đồng từ bán các khoản đầu tư, trích lập gần 360 tỷ đồng dự phòng nợ phải thu khó đòi, Công ty theo đó lỗ 1.202 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm 2022, HBC lần đầu báo lỗ 1.140 tỷ đồng.
Nói về kết quả kinh doanh này, ông Lê Viết Hải thừa nhận, khó khăn của ngành xây dựng đã diễn ra trong thời gian dài mà gánh nặng lớn nhất là sự tăng giá quá mạnh của nguyên vật liệu. Chưa giải quyết được vấn đề tăng giá đầu vào thì cú sốc trên thị trường trái phiếu khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng kém thanh khoản, dừng thi công… Đó tiếp tục là một “đòn” đau đánh vào doanh nghiệp xây dựng.
“Trong kỳ này, trích lập dự phòng các khoản phải thu khách hàng là một khoản trích lập mạnh tay của Tập đoàn Hòa Bình. Có thể nói là chúng tôi mạnh tay cắt bỏ đi những cái u nhọt từ một năm cực kỳ khó khăn để có một cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh hơn bước sang năm 2023 tốt đẹp hơn”, ông nói.
Vẫn có điểm sáng mới đây, HBC đã ký kết hợp tác với Công ty Keystone về việc cùng nhau xây dựng và phát triển dự án tại thị trường Mỹ. Theo kế hoạch, hai bên sẽ cùng xây dựng 5 dự án mà Keystone đầu tư phát triển tại California và Oregon; song song phát triển tiếp những dự án xây dựng tại Mỹ, bao gồm dự án nhà ở và xây dựng thương mại, công nghiệp.
Nhịp sống thị trường