Ý nghĩa đặc biệt trên chuyến tàu chở than đá đầu tiên của Australia cập cảng Trung Quốc sau gần 3 năm bị cấm cửa
Đây được xem là minh chứng cho sự tan băng trong mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Australia sau nhiều tháng đàm phán ngoại giao.
- 08-02-2023Đánh bại Nhật Bản, được Tổng thống Mỹ ‘ưu ái’, một ngành công nghiệp Hàn Quốc đang thu về hàng tỷ USD nhưng lại khiến nhiều người trung niên khốn khổ
- 08-02-2023Trung Quốc mở cửa "cứu nguy" cho cả nền kinh tế châu Á: Thoát khỏi cuộc suy thoái toàn diện, 1 ngành quan trọng được thổi luồng sinh khí mới
- 08-02-2023Trung Quốc khởi công trang trại điện gió quy mô khủng: Sử dụng turbine mạnh gấp 1,6 lần thông thường, diện tích cánh quạt quét qua bằng 7 sân bóng đá
- 08-02-2023Những giải pháp của Trung Quốc để cứu thị trường bất động sản
- 08-02-2023Mỹ tiết lộ hình ảnh xác khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ
Sáng 9/2, Tàu chở hàng rời Magic Eclipse đã thả neo ngoài khơi thành phố cảng Trạm Giang, phía nam Trung Quốc. Con tàu này chở than đá, phục vụ luyện kim, được khai thác ở Australia và xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc. Trạm Giang là trung tâm sản xuất thép của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Bộ trưởng Thương mại Australia Don Farrel cho biết chính phủ nước này hoan nghênh “bất kỳ động thái nào hướng tới giải quyết các trở ngại thương mại”.
Đây là chuyến hàng chở than đầu tiên của Australia tới Trung Quốc trong suốt 3 năm qua. Trung Quốc đặt ra các hạn chế không chính thức với việc sử dụng than đá của Australia vào năm 2020 sau khi Thủ tướng Australia lúc đó là ông Scott Morrison kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus gây ra đại dịch Covid-19 ở Vũ Hán rồi lan ra khắp toàn cầu.
Đáp trả, Trung Quốc trừng phạt một loạt các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Australia, từ rượu vang, lúa mạch tới tôm hùm…. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia.
Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử hồi tháng 5/2022, mối quan hệ ngoại giao giữa Canberra và Bắc Kinh dần dần được cải thiện. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Wentao đã gặp người đồng cấp Farrell vào ngày 6/2, mở đầu cuộc đàm phán thương mại song phương đầu tiên trong hơn 2 năm.
Tại cuộc gặp, bộ trưởng phụ trách thương mại hai nước đã nhất trí “tăng cường đối thoại” với mục đích đảm bảo “nối lại thương mại kịp thời và đầy đủ”.
Chuyến hàng than thứ 2 khởi hành từ Australia sẽ cập cảng Trung Quốc vào cuối tháng này, củng cố cho mối quan hệ thương mại của hai quốc gia.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia vẫn còn những trở ngại. Cũng trong ngày 9/2, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết ông sẽ ra lệnh đánh giá việc sử dụng công nghệ do Hikvision và Dahua, các công ty Trung Quốc, sản xuất trong hệ thống giám sát của nước này.
Mỹ, đồng minh thân cận của Australia, đã cấm sử dụng các công nghệ của Hikvision và Dahua vì lo ngại về an ninh quốc gia hồi tháng 11 năm ngoái. Khi đó, Hikvision đã phủ nhận các cáo buộc. Năm 2021, Duhua cũng đã có một tuyên bố tương tự.
Kể từ khi đảng Lao động trung tả dành quyền lãnh đạo ở Australia trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, quan hệ giữa Australia và Trung Quốc đã được cải thiện. Trong phát biểu mới nhất, Thủ tướng Anthony Albanese cho biết ông không lo ngại về những phản ứng dữ dội từ phía Trung Quốc trong trước hợp nước này loại bỏ những công nghệ giám sát an ninh mà Hikvision và Dahua cung cấp.
Thủ tướng Albanese nói rằng Chính phủ của ông hoàn toàn không có ý định phóng đại rủi ro nhưng muốn “đảm bảo rằng các cơ sở của chúng tôi an toàn tuyệt đối”.
Trước đó, Thượng nghị sĩ đối lập James Paterson cho biết có rất nhiều thiết bị của Hikvision và Dahua đang được sử dụng tại hơn 250 địa điểm của Chính phủ Australia trên khắp đất nước. Ông Paterson không nói rõ có bao nhiêu thiết bị loại này đang hoạt động.
Trong cuộc phỏng vấn của mình, Thủ tướng Marles cho biết vấn đề này tồn tại trước thời điểm đảng của ông nắm quyền.
Tham khảo: Bloomberg
Nhịp sống Thị trường