Yên và franc Thụy Sĩ tăng vọt, USD lao dốc vi biến thể Omicron
Thông tin về một biến thể của virus Covid-19 có khả năng kháng lại các loại vaccine hiện tại đã khiến các nhà đầu tư lo sợ ào chạy khỏi các tiền tệ rủi ro để tìm đến yên Nhật và franc Thụy Sỹ như những nơi trú ẩn an toàn, và các thương nhân tranh thủ bán chốt lời USD sau đợt tăng giá kéo dài gần đây.
- 26-11-2021Tỷ giá USD/VND đồng loạt giảm trên các thị trường
- 25-11-2021USD nhảy vọt sau các dữ liệu kinh tế Mỹ đầy lạc quan, vàng và bitcoin tiếp tục giảm sâu
Thị trường tiền tệ đã trải qua phiên cuối tuần biến động mạnh, khi yen Nhật và franc Thụy Sỹ tăng giá trong khi các đồng tiền rủi ro cao như đô la Australia và đô la New Zealand lao dốc, mặc dù khối lượng giao dịch giảm sau kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn ở Mỹ.
Một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết Mỹ sẽ hạn chế việc đi lại từ Nam Phi – nơi biến thể mới của virus Covid-19 được phát hiện – và các nước láng giềng của Nam Phi kể từ thứ Hai tuần tới (29/11).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đã xác định biến thể, có tên là Omicron, là "đáng quan ngại" ("of concern") – cấp độ mà tổ chức này mới chỉ áp dụng cho 4 biến thể tính tới thời điểm hiện tại.
Có thể sẽ phải mất hàng tuần để các nhà khoa học hiểu hết về các đột biến gien của virus biến thể mới này cũng như những nguy hiểm tiềm tàng mà nó có thể gây ra.
Bipan Rai, người phụ trách mảng chiến lược ngoại hối khu vực Bắc Mỹ thuộc CIBC Capital Markets ở Toronto cho biết: "Chúng ta có thể hiểu đơn giản là chúng ta đang bị bỡ ngỡ với những đột biến của một protein đột biến, tức là gần giống với lúc ban đầu khi virus Covid-19 mới xuất hiện. Nếu giả định như vậy thì đây sẽ là một giai đoạn mới của đại dịch".
Ông nói thêm: "Các biện pháp ngăn chặn và hạn chế mới có thể sẽ được đưa ra, và có vẻ như chắc chắn chúng ta cũng sẽ cần một loại vaccine mới."
Một trong những đồng tiền tăng giá mạnh nhất ngay sau thông tin về virus Omicron chính là đồng yên, khi đồng tiền này thoát khỏi mức thấp nhất trong 5 năm so với USD chạm tới trong tuần này để tăng gần 2% trong phiên cuối tuần (26/11) lên 113,09, kết thúc một phiên tăng giá mạnh nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
Shinichiro Kadota, chiến lược gia tiền tệ cấp cao của Barclays cho biết: "Những lo lắng về Covid chắc chắn có một vai trò quan trọng trong việc gia tăng nhu cầu về nơi trú ẩn an toàn bao gồm đồng yên, và bởi vì Nam Phi là địa điểm của biến thể mới này, đó là lý do rõ ràng để tránh đồng rand Nam Phi".
Đồng euro cũng tăng 0,97% so với USD lên 1,1312 EUR trong cùng phiên, mặc dù euro giảm xuống mức thấp nhất hơn 6 năm so với franc Thụy Sỹ, xuống 1,0428 franc/euro.
Kenneth Broux, chiến lược gia của Societe Generale ở London, cho biết: "Đây là một ‘textbook flight’ đến với đồng yên và đồng franc Thụy Sĩ do virus biến chủng mới (ý nói đến lý thuyết vĩnh cửu: những nơi an toàn nhất trở nên hấp dẫn nhất trong giai đoạn có biến". Theo ông, lượng thanh khoản ít cũng là một yếu tố dẫn tới sự lên ngôi của yen và franc Thụy Sỹ, khi các nhà đầu tư đẩy nhanh việc bán tháo các trái phiếu ngắn hạn.
Chiến lược gia tiền tệ Francesco Pesole của ING Bank cho biết: "Không có gì đáng ngạc nhiên khi đồng yên là tiền tệ tăng giá mạnh nhất lúc này. Thứ nhất, đó là nơi trú ẩn an toàn và thứ hai là đồng tiền này đã bị bán quá mức". "Các vị thế đồng yên ngắn hạn hiện đang không bị ràng buộc."
Ông nói thêm rằng đồng euro, một loại tiền tệ khác có hiệu suất thấp nên ít bị chú ý hơn so với các đồng tiền thường xuyên biến động mạnh tức thì theo các biến động của thị trường như đô la Australia, trong khi dữ liệu cho thấy đồng tiền này cũng đã bị bán quá mức.
Các tài khoản đầu cơ là tài sản trú ẩn an toàn cực kỳ ngắn, với số liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn của Mỹ (CFTC) cho thấy mức giảm thanh khoản ròng lần lượt ở 1,2 tỷ USD và 10,3 tỷ USD đối với đồng yên và franc Thụy Sĩ trong tuần vừa qua. Dữ liệu cho thấy vàng, kim loại có giá tăng 1% trong phiên thứ Sáu (26/11), có vị thế bán khống trên 2 tỷ USD.
Chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – kết thúc phiên thứ Sáu 26/11 giảm 0,75% xuống 96,030, sau khi đạt mức cao nhất 16 tháng là 96,938 vào thứ Tư (24/11). Dollar index đã tăng vọt kể từ sau khi chạm mức thấp 93,872 của ngày 9/11 do các nhà đầu tư đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu tăng lãi suất vào giữa năm 2022 để ngăn chặn lạm phát cao.
Ông Bipan Rai của CIBC cho biết sự sụt giảm của đồng bạc xanh trong phiên vừa qua có nhiều khả năng do các nhà đầu tư bán chốt lời sau khi đồng USD tăng mạnh trong thời gian gần đây chứ không phải do sự thay đổi trạng thái trú ẩn an toàn của đồng USD.
"Động thái ngắn hạn chủ yếu là mở rộng phạm vi định vị và đóng chúng lại một cách nhanh chóng. Một khi điều đó trở nên cân bằng hơn một chút và nếu chúng ta đang ở trong một kịch bản rủi ro, thì tôi hy vọng đồng đô la sẽ tiếp tục hoạt động tốt hơn", ông Rai nói.
Đồng bảng Anh trong thời gian ngắn giảm xuống mức thấp mới của năm 2021 dưới 1,3278 USD, do nhiều nhà đầu tư trong tâm trạng lo lắng đã giảm đặt cược vào khả năng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất trong tháng 12.
Anh đã hủy các chuyến bay đến một số quốc gia, lưu ý rằng biến thể mới được các nhà khoa học coi là biến thể quan trọng nhất từ trước tới nay.
Bảng Anh lần đầu tiên trong năm 2021 xuống dưới 1,33 USD.
Giá dầu lao dốc đã khiến tiền NOK của Na Uy phiên này giảm 1,2% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. So với đồng euro, NOK đã giảm hơn 1%.
"Một mối đe dọa tiềm tàng là các ngân hàng trung ương ‘diều hâu’ nghĩ rằng biến thể này đe dọa các kế hoạch thắt chặt (chính sách). Từ quan điểm đó, đồng đô la có thể dễ bị tổn thương hơn một chút so với đồng euro vì chúng ta đều biết Fed sẽ chỉ tăng lãi suất vào năm tới", ông Pesole của ING nói thêm.
Thị trường nhận định Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ có một đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2022 nhưng kỳ vọng Fed có thể tăng lãi suất tới 3 lần trong năm tới.
Broux của Societe Generale lưu ý rằng chênh lệch lợi suất của trái phiếu kỳ hạn 5 năm giữa Mỹ và Đức đã tăng 10 điểm cho phép đồng euro tăng giá so với đồng bạc xanh.
Tỷ giá tiền tệ quốc tế.
Mặc dù giảm trong phiên vừa qua nhưng tính chung cả tuần Dollar index vẫn tăng gần 0,73%, là tuần tăng thứ 5 liên tiếp.
Các nhà giao dịch đã tăng cường đặt cược rằng Fed ngày càng hiếu chiến và sẽ nâng lãi suất vào giữa năm tới, trong khi các ngân hàng trung ương ở châu Âu, Nhật Bản và các nơi khác có lập trường ôn hòa hơn.
Ông Kadota cho biết: "Nếu tình hình Covid xấu đi, thì tỷ giá USD - JPY có thể giảm thêm, nhưng nếu không thì sự phân kỳ chính sách tiền tệ chắc chắn sẽ đè nặng lên đồng yên trong trung hạn". Ở thời điểm hiện tại, ông Kadota dự báo tỷ giá USD/JPY sẽ mạnh lên 116 JPY, và sẽ tăng hơn nữa trong năm 2022. Theo ông, mức sàn của tỷ giá này sẽ là 114 JPY "trừ khi thế giới thực sự thay đổi theo chiều hướng xấu hơn".
Trên thị trường tiền điện tử, bitcoin kết thúc ngày 26/11 ở mức 53.524 USD, thấp nhất kể từ ngày 10/10, trong khi ethereum giảm xuống còn 3.917 USD, nhất kể từ ngày 28/10.
Sáng 27/11, bitcoin nhích nhẹ lên ngưỡng 54.000 USD, nhưng trong xu hướng không bền vững giữa bối cảnh các nhà đầu tư bán phá giá tài sản rủi ro để tìm tới những nơi trú ẩn an toàn như trái phiếu, đô la Mỹ hay yen Nhật do sự xuất hiện của virus biến thể mới.
Diễn biến giá bitcoin ngày 26/11
Tham khảo: Refinitiv, Tradingeconomics