Yik Yak ứng dụng ẩn danh từng nổi đình đám trong cộng đồng sinh viên học sinh Mỹ - định giá 400 triệu USD và bị mua lại vỏn vẹn 1 triệu USD.
Theo TechCrunch, Yik Yak đã gặp vấn đề nghiêm trọng trong tăng trưởng số lượng người dùng. Sự phát triển và suy tàn của Yik Yak là điểm chung của những ứng dụng nhắn tin ẩn danh tương tự.
- 07-04-2019Ứng dụng gọi xe Lyft: Từ cuộc gặp của 2 chàng trai quen nhau qua Facebook đến công ty tỷ USD
- 07-04-2019Dân Trung Quốc nghi ngờ các ứng dụng chuyển phát thức ăn đang nghe lén điện thoại của họ
- 14-03-2019Nông dân ở vùng nông thôn trở thành "ngôi sao" trên ứng dụng live-stream, các thương nhân Trung Quốc chỉ cần xem video và dự đoán xu hướng giá nông sản
Một thời, các trường đại học, trung học Mỹ thậm chí có riêng một ứng dụng giao tiếp vừa hợp thời vừa độc đáo – Yik Yak. Thế nhưng, ứng dụng này chỉ tồn tại vỏn vẹn 3 năm sau thời kỳ phát triển huy hoàng với lượng người dùng gần 2 triệu người và số vốn huy động lên tới 73,5 triệu USD.
Yik Yak: 2014-2017
Định giá cuối cùng: 400 triệu USD
Trong số nhiều ứng dụng nhắn tin ẩn danh phát sinh trong thập kỷ qua, Yik Yak đã gần như trở thành một ứng dụng có tiềm năng phổ biến và hữu ích cho người dùng. Được thành lập vào năm 2014, Yik Yak cung cấp cho người dùng khả năng đăng các tin nhắn nặc danh. Những tin này được chia sẻ với những người ở gần đó hoặc trong mạng lưới của người đăng tin. Ứng dụng đã thu hút sự chú ý của các học sinh của các trường trung học và đại học, những người đã sử dụng ứng dụng này để chia sẻ thông tin trong khuôn khổ nhà trường mà không để ai biết về chủ nhân thông tin.
Bản thân những người tạo ra ứng dụng này là những sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Tyler Droll và Brooks Buffington đã tạo ra Yik Yak khi còn là sinh viên đại học năm 2013.
Kết quả ban đầu cho thấy rất khả quan khi Yik Yak gây chú ý trong cộng đồng Startup sau khi huy động được 73,5 triệu USD từ 9 nhà đầu tư và được định giá cuối cùng lên tới 400 triệu USD.
Vậy sai lầm của Yik Yak ở đâu?
Theo TechCrunch, Yik Yak đã gặp vấn đề nghiêm trọng trong tăng trưởng số lượng người dùng. Sự phát triển và suy tàn của Yik Yak là điểm chung của những ứng dụng nhắn tin ẩn danh tương tự. Hầu hết trong số chúng bắt đầu nổi lên từ năm 2014 và nhanh chóng thu hút lượng lớn người dùng là học sinh sinh viên có nhu cầu liên quan, giữ kín nội dung trò chuyện.
Một phần để đổ lỗi cho sự suy giảm của ứng dụng là một nguyên nhân đến từ khách quan người dùng/ người trải nghiệm ứng dụng. Điều khá thường thấy khi phát triển một ứng dụng phục vụ nhu cần bản thân người dùng. Những người ở độ tuổi thanh thiếu niên thường hay thay đổi quan điểm và nhu cầu sử dụng. Những người này thường dễ thay đổi khi có một ứng dụng mới lạ khác xuất hiện và những gì ứng dụng họ đang trải nghiệm không còn mới mẻ nữa. YiK Yak dễ bị chìm nghỉm và không còn mới lạ nữa sau khi một loạt các ứng dụng tương tự khác ra đời. Bằng cách nào đó, nó mất đi sự hấp dẫn và thương hiệu giữa vô số ứng dụng trò chuyện và hẹn hò khác (Tinder, Grindr và Snapchat). Việc không đủ khả năng sinh tồn sau khi bị đe dọa vị trí tiên phong trong lĩnh vực này có lẽ là một phần nguyên nhân khiến ứng dụng này sớm không còn ai biết đến nó nữa.
Không kiểm soát được nội dung đăng tải, thậm chí Yik Yak bị cấm sử dụng
Yik Yak định hướng phát triển ứng dụng nhắm vào đối tượng mục tiêu là các khách hàng trẻ tuổi vẫn còn ngồi ghế nhà trường. Ứng dụng này đưa điểm cạnh tranh của sản phẩm là nền tảng trung gian phát ngôn thông tin ẩn danh trong cuộc sống học đường. Hai yếu tố này lại là một trong những nguyên nhân gây nên một số vụ kiện và những rắc rối về thông tin hay phát ngôn trên nền tảng ứng dụng này ở một số trường trung học và đại học của Mỹ. Ở một số trường đại học của Mỹ, Yik Yak đã bị sử dụng để phát tán các thông tin sai lệch, quấy rối và nhục mạ cá nhân. Vào tháng 3 năm 2014, một trường học ở Massachusetts đã sơ tán học sinh của mình hai lần sau các mối đe dọa đánh bom dựa trên thông tin có được Yik-Yak, và trong cùng tháng đó, một trường trung học ở California đã bị đóng cửa vì một lý do tương tự. Kelli Musick, một trong những nguyên đơn, tốt nghiệp năm 2015, cho biết: "Có những ngày tôi cảm thấy mình không thể rời mắt khỏi điện thoại của mình vì một người bạn hoặc ai đó mà tôi biết sẽ gửi cho tôi ảnh chụp màn hình của Yak đe dọa hoặc quấy rối . Chúng tôi không đổ lỗi cho ứng dụng. Đó là một công cụ. Các công cụ có thể được sử dụng theo bất kỳ cách nào mà một người quyết định sử dụng chúng."
Mặc dù, cả Yik Yak và những người tạo ra nó đều phải là bị cáo trong các vụ kiện đình đám tại trường đại học ở Mỹ thì vai trò của ứng dụng vẫn này là trung tâm. Tên của nó được nhắc đến 51 lần trong đơn khiếu nại 35 trang. Việc liên tục bị vướng vào các vụ kiện hoặc liên đới rắc rối do ứng dụng của mình mang lại khiến Yik Yak thậm chí còn bị cấm sử dụng tại một số trường Đại học sau khi phát sinh sự việc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu ứng dụng.
…Số lượng người dùng sụt giảm nghiêm trọng
Những vấn đề nghiêm trọng về đe doạ trực tuyến, quấy rối và ngôn từ kích động, lăng mạ đã làm Yik Yak sụt giảm số lượng người dùng nghiêm trọng. Và giống như các ứng dụng công nghệ tương tự khác, Yik Yak là trung tâm của một loạt các "cơn bão" có vẻ không bao giờ có điểm kết thúc vì nó là hệ quả của một vấn đề có thể dự đoán được. Đó chính là kiểm soát nội dung thông tin đăng tải. Yik Yak đã không có các bước chủ động để giải quyết ngay từ ban đầu khi định hướng phát triển ứng dụng.
Theo App Annie - một công ty theo dõi các số liệu cho các ứng dụng, trong năm 2014, Yik Yak đã có 1,8 triệu lượt tải xuống vào tháng 9 năm 2014. Tuy nhiên, đến đầu năm 2015, số lượng người dùng bắt đầu suy giảm. Tháng 9 năm 2016, nó chỉ còn là 125.000. Tháng 3/2017, khoảng hai năm rưỡi sau khi đóng vòng tài trợ tăng hàng triệu vốn đầu tư mạo hiểm, người dùng tích cực trên 18 tuổi đã giảm xuống còn 264.000, theo comScore.
Ngay cả công ty kĩ thuật số có kinh nghiệm nhất cũng khó có thể thoát khỏi các vấn đề về hình ảnh do liên quan tới các hành vi trực tuyến tiêu cực. Cùng với việc người dùng mục tiêu dần mất hứng thú với đối với một ứng dụng công nghệ và những tình huống không lường trước được khi phát triển một ứng dụng kiểu như vậy, sự sụp đổ của Yik Yak là không thể tránh khỏi.
Khi đối mặt với sự suy thoái, công ty sa thải 60% nhân viên. Yik Yak thực hiện thay đổi để ứng dụng trong một nỗ lực lấy lại số lượng người dùng. Ứng dụng này đã thêm các tính năng mới như một cuộc trò chuyện nhóm gọi là Hive và giới thiệu 'biện pháp xử lý' cho phép người dùng giả danh thay vì ẩn danh hoàn toàn. Tuy nhiên, kết cục cuối cùng, Yik Yak buộc phải tuyên bố dừng cuộc chơi và bị bán lại cho Square với giá vỏn vẹn 1 triệu USD.
Bài học nào bạn nên học?
Ý tưởng khởi nghiệp của bạn cần được hướng tới một giải pháp dài hạn và không chỉ theo xu hướng hiện tại. Bên cạnh đó, thích nghi và thay đổi là điều sống còn trong thế giới khắc nghiệt của các công ty khởi nghiệp kỹ thuật số.