Yoga là môn thể thao “quốc dân” nhưng không dành cho tất cả mọi người: Tập không đúng lợi bất cập hại!
Các động tác kéo giãn nhẹ nhàng của yoga có thể bảo vệ cơ bắp và giúp phục hồi sau cơn đau. Nhưng tác dụng này không đúng đối với tất cả các trường hợp.
- 11-03-2021Xem Bố già, rút ra 17 bài học thấm: "Đừng khóc cho một con sói quá thường xuyên nếu không mọi người sẽ nghi ngờ sự chân thành của bạn đấy!"
- 11-03-2021Cứ 10 giây có 1 người tử vong vì căn bệnh này: Sát thủ âm thầm ngay chính căn nhà bạn
- 11-03-2021Nguyên Phó Cục trưởng Cục BVCS trẻ em lên tiếng về vụ Thơ Nguyễn đăng clip gây tranh cãi: “Các bậc cha mẹ hãy tự cứu con mình trước khi trời cứu!”
1. Đau lưng dưới
Hầu hết mọi người nghĩ về yoga như một phương pháp để giảm đau lưng. Nhưng không phải đối với tất cả các trường hợp. Một nghiên cứu thuộc Cơ sở dữ liệu Cochrane cho thấy yoga không có hiệu quả nhất quán đối với kiểm soát chứng đau lưng mãn tính. Theo các chuyên gia yoga, những người bị đau thắt lưng thực sự có thể làm trầm trọng thêm vấn đề nếu họ không sử dụng đúng kỹ thuật.
Kate Vidulich, nhà sinh lý học và huấn luyện viên cá nhân cho biết: "Tadasana - tư thế nền tảng của nhiều phong cách yoga - yêu cầu người tập phải hóp xương chậu. Vấn đề là nhiều người không thực hiện đúng do tư thế bị lệch và họ có xu hướng ngả người về phía sau, từ đó chèn ép cột sống thắt lưng hơn nữa".
2. Giãn gân cốt
Động tác cúi người về phía trước trong yoga đòi hỏi sự căng cơ sâu từ gân kheo, các cơ lớn ở phía sau đùi. Nếu người tập đang có vấn đề về giãn gân, động tác này có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Vidulich nói: "Những người đang hồi phục sau chấn thương gân khoeo nên tránh gập người về phía trước ở hông hoặc nhờ giáo viên điều chỉnh. Động tác gập người nếu thực hiện sai hoặc tập khi đang gặp chấn thương gân sẽ cực kỳ phản tác dụng".
3. Hội chứng ống cổ tay
Vidulich nói: "Yoga có thể giúp tăng cường sức mạnh cho bàn tay và cổ tay của bạn. Tuy nhiên, thực hiện các động tác phải chống tay, lòng bàn tay hướng xuống chống đỡ khối lượng của cơ thể có thể khiến bệnh ống cổ tay trở nên tồi tệ hơn". Cô cho biết động tác này sẽ gây áp lực nhiều hơn lên dây thần kinh.
4. Chấn thương vai
Nếu bạn bị chấn thương vai, một số tư thế yoga nhất định như chaturanga sẽ gây ra những áp lực cho khu vực này. Vidulich cho biết: "Thực hiện nhiều động tác chaturanga đòi hỏi bạn phải xoay vai về phía trước liên tục". Cũng như các tình trạng trên, việc tác động quá mức vào vùng bị chấn thương sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người tập bình thường cũng cần cảnh giác trong các bài tập này vì nếu tập không đúng có thể khiến bạn bị thương nặng.
5. Các chấn thương ở đầu
Các chuyên gia khuyến cáo nếu vừa bị chấn thương đầu, chúng ta không nên tập yoga ngay lập tức. Khi bị chấn động, não bị ảnh hưởng và không thể chịu được lực tác động từ bên ngoài. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tương tự, khi tập nên lưu ý tránh các tư thế yoga liên quan đến việc gập người về phía trước hoặc cúi thấp đầu.
Huấn luyện viên yoga Kate Hamm cho biết: "Bất cứ khi nào đầu của bạn thấp hơn tim, áp suất thủy tĩnh xung quanh não sẽ tăng lên. Điều này thực sự có thể cản trở sự phục hồi của bạn".
6. Phẫu thuật mắt
Hamm nói: "Động tác chồng cây chuối có thể gây áp lực lên mắt bạn cũng như áp lực lên đầu. Những người bị bệnh tăng nhãn áp hoặc mới trải qua phẫu thuật mắt nên tránh các tư thế yoga yêu cầu cúi đầu hoặc gập ở thắt lưng". Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn các động tác ngẩng cao đầu.
Nguồn: The Healthy