Kinh tế tư nhân: Bao giờ thực sự thành trụ cột?
Dù hệ thống pháp luật, chính sách… khá đầy đủ nhưng kinh tế tư nhân khó phát triển vì quá trình đổi mới ở Việt Nam không đồng bộ...
- 01-05-2016Xác lập môi trường minh bạch để kinh tế tư nhân cất cánh
- 28-04-2016Quỹ phát triển doanh nghiệp “tiếp sức” cho kinh tế tư nhân
- 23-03-2016Đã đến lúc đẩy mạnh các Tập đoàn kinh tế tư nhân
-
Nông sản thực phẩm Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm. Đó là thiếu liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; thiếu vốn và kinh phí; cơ sở, trang thiết bị chưa đáp ứng...
Lấy kinh tế tư nhân là trọng điểm, trụ cột phát triển kinh tế của đất nước là nội dung được nhiều chuyên gia đề cập đến tại Diễn đàn Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam diễn ra ngày 4/10.
Kinh tế tư nhân bị phân biệt đối xử
Tại diễn đàn, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định Nhà nước có sự lạm dụng độc quyền, không thực hiện đúng vai trò của mình là giám sát để khắc phục khiếm khuyết của thị trường.
Trong khi đó, Nhà nước các nước bao giờ cũng vậy, kể cả các nước tư bản, nhiệm vụ rất quan trọng là khắc phục khiếm khuyết của thị trường nhưng ở Việt Nam thì khiếm khuyết của Nhà nước, khiếm khuyết của thị trường cộng vào mà không khắc phục được thành ra càng nặng nề thêm khuyết tật trong nền kinh tế.
Dù hệ thống pháp luật, chính sách… khá đầy đủ nhưng kinh tế tư nhân khó phát triển được vì quá trình đổi mới ở Việt Nam không đồng bộ trên tất cả các mặt, cho phép khu vực tư nhân phát triển nhưng vẫn dựa vào khu vực kinh tế Nhà nước là chủ đạo và phân bổ 50% nguồn lực quốc gia cho nó dù doanh nghiệp Nhà nước chỉ chiếm 0,02% tổng số doanh nghiệp.
“Chúng ta sẵn sàng mở cửa thị trường hàng hóa, một số dịch vụ để tự do hóa nhưng thị trường quan trọng nhất là thị trường các nguồn lực thì Nhà nước nắm trong tay tất cả các nguồn lực quan trọng như đất đai, dầu mỏ, tín dụng, đầu tư công,… đa phần đều do Nhà nước kiểm soát”, bà Lan nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Kế Tuấn, đại diện Đại học Kinh tế quốc dân cũng cho rằng phân biệt đối xử trong việc tiếp cận những nguồn lực sản xuất, điều kiện sản xuất đã tồn tại dai dẳng rất nhiều năm nay.
Nhưng không phải mọi bộ phận trong kinh tế tư nhân đều bị phân biệt đối xử. Những “đại gia” có thể có những mối quan hệ đặc biệt nào đó vẫn nhận được sự ưu ái, những doanh nghiệp nhỏ, vừa, yếu thế trong khu vực kinh tế tư nhân thì bị phân biệt đối xử.
Trên thực tế, việc tiếp cận nguồn vốn, đất đai, tín dụng gặp khó khăn nguyên nhân chính từ vai trò của Nhà nước chậm đổi mới để thích ứng với điều kiện phát triển kinh tế thị trường.
Tư duy nhỏ giọt
Tại diễn đàn, GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho biết vừa qua, khi làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Tài chính có đề xuất giảm thuế 5% cho khối doanh nghiệp này.
“Cách tư duy như vậy rất nhỏ giọt, có thể nói trên 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay không có lãi thì giảm thuế 5% cũng không có ý nghĩa gì”, ông Mại nhận xét và đề xuất hệ thống thuế phải đặt lại vấn đề, làm thế nào để khảo sát thuế từ 2011 - 2015 để đưa ra giải pháp toàn diện về thuế.
Về tín dụng, hiện nay 70% tín dụng là dành cho khoảng 2% doanh nghiệp lớn, số doanh nghiệp vừa may ra được hưởng 5% tín dụng, còn 95% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì chỉ hưởng được khoảng 20 - 25% tín dụng.
“Như vậy đến 400.000 doanh nghiệp không được hưởng tín dụng ngân hàng”, ông Mại nhận định.
Ông Mại cũng cho rằng chúng ta có rất nhiều quỹ nhưng việc thực thi các quỹ thì dở, điều kiện thực thi rất khó khăn. Do đó, làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới, sáng tạo thì thay đổi toàn bộ cơ chế về quỹ rất quan trọng, không cần nhiều quỹ mà phải làm sao để các quỹ đó đến được với doanh nghiệp.
VnEconomy