Thay vì phô trương tài sản, khoe giàu có, giới nhà giàu Trung Quốc đang tập trung vào những thứ đắt đỏ có đẳng cấp và tinh tế
Nếu bạn nghĩ đầu tư cho sức khỏe là đi khám bác sĩ định kỳ, chăm chỉ vận động và tích cực dùng các sản phẩm bổ dưỡng thì sai rồi. Giới nhà giàu Trung Quốc đầu tư rất nhiều cho sức khỏe, không chỉ hiện tại mà còn ở tương lai.
- 21-09-2017Quan điểm về hàng xa xỉ của "biểu tượng thời trang" trẻ tuổi: Sang trọng đồng nghĩa với sự thoải mái và mang tính giải trí một chút
- 12-09-2017"Vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn dự tiệc cùng Selena Gomez và các nhân vật quyền lực thời trang thế giới
- 09-09-2017Một ngày mua sắm của chuyên gia tài chính giàu có và thời thượng: Thời trang sang trọng là phải giản dị nhưng chuyên nghiệp
Giới nhà giàu Trung Quốc đã qua lâu rồi cái thời thích khoe khoang tài sản, gia tài một cách phô trương. Thay vì chỉ thể hiện sự giàu có của mình, họ tập trung vào những thứ thuộc phạm trù đẳng cấp và tinh tế, tất nhiên vẫn đắt đỏ và xa hoa. Sâu sắc hơn, họ đầu tư vào thể dục thể thao và các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe để có một cuộc sống tốt đẹp từ bên trong. Điều đó dẫn đến một xu hướng gia tăng nhu cầu trong các dòng sản phẩm về vận động ở phân khúc cao cấp. Các sản phẩm thời trang nếu kết hợp được cả yếu tố thể thao sẽ rất được giới nhà giàu ưa chuộng.
Theo nghiên cứu mới đây của tờ Hồ Nhuận và Tập đoàn Shenzen Catic Wellness, thực hiện trên 500 người có tài sản cá nhân trung bình trên 24 triệu nhân dân tệ (tại 11 thành phố lớn) thì họ ngày càng có xu hướng quan tâm hơn đến chăm sóc sức khỏe, bao gồm các lớp tập thể dục và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác. Họ thậm chí có thể chi tiêu đến ¼ ngân sách hàng tháng của gia đình chỉ dành cho quản lý và chăm sóc sức khỏe.
Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng dành một phần chi tiêu không hề nhỏ để đầu tư cho con cái tập các môn thể thao cao cấp, không chỉ để nâng cao sức khỏe mà quan trọng hơn là tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường việc làm sau này. Mỗi tháng, họ đầu tư từ 150.000 đến cả triệu nhân dân tệ cho những khóa học hockey, cưỡi ngựa, golf và chèo thuyền..., chưa kể chi phí mua sắm đồ dùng và trang bị thiết yếu cho học tập. Điển hình như một người phụ nữ đã đăng ký cho con trai cô học khóa cưỡi ngựa, mà nguyên tiền mua một chiếc áo choàng và đôi ủng đã là 2.000 nhân dân tệ. Và mỗi năm cô sẽ cần mua mới lại một lần. Tuy nhiên, điều đó cũng chẳng thành vấn đề với bà mẹ đại gia.
Việc đầu tư nhiều hơn vào vấn đề chăm sóc sức khỏe thật sự đã làm nên rất nhiều thay đổi trong xã hội và kinh tế Trung Quốc. Điển hình như trào lưu check-in trên mạng xã hội lúc đang trong phòng tập, khi đang đạp xe hay thậm chí chỉ khoác lên mình bộ đồ thể thao mà không biết có tập tành gì hay không.
Tất nhiên, như đã giải thích, sự gia tăng nhu cầu này kéo theo sự thay đổi của thị trường thời trang thể dục thể thao, đặc biệt ở các thương hiệu cao cấp. Các thương hiệu đã có sự dịch chuyển vô cùng táo bạo để hợp thời hơn. LVMH, tập đoàn cao cấp nổi tiếng, chủ sở hữu các thương hiệu đình đám như Louis Vuitton, Dior hay Moet & Chandon đã mua lại hãng xe đạp của Ý Pinarello vào năm 2016. Thương hiệu đồng hồ cao cấp Longines thì cho ra các phiên bản mới mạnh mẽ, đậm chất thể thao hơn. Và đầu năm nay, Louis Vuitton đã bắt tay cùng thương hiệu ván trượt mới nổi New York cùng thương hiệu thời trang đường phố Supreme để đưa ra BST mới phục vụ khách hàng yêu thích thể thao.
Sự kết hợp của Louis Vuitton và Superme đã gây nên một cơn sốt thời trang trên toàn thế giới.
Hợp tác làm ăn chính là những bước đi đúng đắn, tạo nên những cơn sốt không chỉ ở Trung Quốc mà còn lan ra khắp toàn cầu, giúp thương hiệu ‘cháy hàng’ chỉ trong chốc lát. Vì không chỉ là một cái tên đắt đỏ, đó còn là cách để thể hiện một lối sống tích cực và văn minh.
Jing Daily