1 công nhân may có tài khoản 352 tỷ đồng, ngân hàng bắt tay cảnh sát vạch trần đường dây 17 tội phạm, tịch thu số tiền đếm 7 tiếng chưa hết
Thấy một tài khoản mỗi tháng chuyển tiền tỷ rồi rút ra nhanh chóng, nhân viên ngân hàng đã trình báo sự việc cho công an.
- 17-05-2024Người đàn ông thất nghiệp bỗng cầm 1 tỷ đồng đi mua vàng, nhân viên hỏi 1 câu liền báo cảnh sát: Triệt phá đường dây tội phạm quy mô lớn
- 17-05-2024Đang xuýt xoa ngắm vườn rau trên sân thượng nhà hàng xóm, người phụ nữ tái mặt với cảnh này: Báo cảnh sát!
- 17-05-2024Người phụ nữ không cho nhân viên y tế vào nhà phun thuốc diệt muỗi, cảnh sát liền tới can thiệp, phát hiện bộ xương khô trong chiếc túi đen: Bí mật động trời về khoản tiền trợ cấp được hé lộ
Tài khoản ngân hàng đầy sự nghi ngờ
Vào tháng 10 năm 2016, công an tỉnh Chiết Giang đi kiểm tra các ngân hàng tại địa phương theo định kì, một nhân viên phụ trách của ngân hàng nọ đã trình báo một sự việc hết sức đáng nghi ngờ.
Nhân viên ngân hàng phát hiện, có một tài khoản ngân hàng trong vòng một tháng đã giao dịch số tiền khổng lồ, tính sơ sơ, con số này phải lên đến 100 triệu NDT (tương đương với 352 tỷ VND).
Càng làm anh nghi ngờ lại là, số tiền này luôn trong tình trạng chuyển nhanh rút nhanh, số dư luôn ở mức 0 đồng.
Nếu như là một người bình thường không thể có tình trạng này. Còn trường hợp 2, tài khoản này là của một giám đốc doanh nghiệp thì cũng phải để lại một khoản tiền để tránh sảy một số chuyện ngoài ý muốn.
Ngay lập tức, cảnh sát đã điều tra ra chủ của tài khoản đó tên Dương Bằng Minh, năm nay 31 tuổi, sống tại huyện Thanh Điền. Hiện tại, anh đang làm việc trong một xưởng may mặc nhỏ và có thuê một căn nhà cũ. Điều làm mọi người ngạc nhiên đó chính là anh ta tại sao phải đi làm thuê, trong khi anh ấy có nhiều tiền như vậy.
Cảnh sát nghi ngờ rằng đằng sau hành động này đang che dấu một việc trái pháp luật. Nhưng sau mấy ngày điều tra, họ không thấy điều gì bất thường.
Cuộc gọi tiết lộ thêm manh mối
Trong khi cảnh sát đang bàn cách nghĩ bước tiếp theo thì giám đốc ngân hàng gọi điện thoại tới, báo là tài khoản ngân hàng của Dương Văn Minh có giao dịch mới. Tuy nhiên lần này, người đến giao dịch không phải là anh ta. Từ camera ngân hàng cung cấp, cảnh sát nhìn thấy một người đàn ông trung niên cầm theo căn cước công dân đến rút vài tỷ đồng.
Thông qua thông tin còn lưu lại ngân hàng, người này tên là Hiệp Khang, cũng là người huyện Thanh Điền. Cảnh sát còn tìm ra một manh mối rất quan trọng, vợ của ông chính là cô của Dương Bằng Minh. Hai vợ chồng đang điều hành một công ty.
Theo lý mà nói, tài khoản ngân hàng của bản thân không đủ để trả lương nhân viên, nên mượn tiền tài khoản của vợ để trả lương là một việc không có gì hoài nghi. Nhưng khi tìm hiểu về công ty của hai vợ chồng ông Hiệp, cảnh sát phát hiện điều bất thường.
Vốn công ty đăng kí chỉ có 50 vạn NDT (tương đương với 1,7 tỷ VND). Hơn nữa lần theo địa chỉ đăng kí, khi đến nơi cảnh sát thấy rằng công ty đã đóng cửa, cửa còn phủ một lớp bụi. Khi hỏi bảo vệ thì anh cho biết công ty này chưa lần nào mở cửa. Vậy nên, cảnh sát quyết định tập trung điều tra vào gia đình ông Hiệp Khang.
Những lần giao dịch thành công
Vào sáng ngày 17 tháng 10 năm 2016, vợ chồng ông bà Hiệp lái xe rời khỏi nhà và đỗ xe ở một khách sạn cao cấp. Sau đó, họ đi vào một quán cà phê có một người phụ nữ trung niên đã chờ sẵn. Bà đưa cho hai người rất nhiều xấp tiền Euro.
Người vợ nhận và đếm tiền, còn ông Hiệp vẫn nói chuyện như thường, thỉnh thoảng có người nó nhìn họ, ông thay đổi dáng ngồi để che đi ánh mắt của người khác. 10 phút sau, người phụ nữ trung niên rời đi, vợ chồng ông Hiệp ngồi lại một tiếng mới đi về.
Hành vi của bọn họ làm cảnh sát nghi ngờ hai vợ chồng ông Hiệp có liên quan đến các giao dịch buôn bán ngoại tệ bất hợp pháp
Quả nhiên, trong một tuần tiếp theo, ông Hiệp và vợ đã đến công viên, nhà ga,..để gặp các “vị khách” khác nhau để nhận tiền. Họ giao dịch có cả tiền Đô la, bảng Anh, Euro,..
Có thể là những ngày bình thường, họ có thể thu mua ngoại tệ với giá cao, sau đó sẽ đem bán nó với giá cao hơn ở trên mạng, từ đó ăn lợi từ việc chênh lệch.
Một buổi chiều cuối tháng 10, ông Hiệp mang một chiếc vali rồi lái xe đến sân bay quốc tế Ôn Châu. Đến nơi, ông ghé vào tiệm sách và ngồi đó đọc sách. Một lúc sau, có một người đàn ông cũng kéo một chiếc vali có kiểu dáng và màu sắc giống ý hệt với chiếc vali của ông Hiệp tiến về phía ông rồi thuận tay đổi vali của ông trong vòng chớp mắt. Hành động này nhanh đến nỗi nếu cảnh sát không chăm chú quan sát thì không một ai phát hiện.
Ngay lập tức công an thành lập đội đặc nhiệm điều tra vụ án. Lần theo manh mối, họ phát hiện người đàn ông mà ông Hiệp gặp ở sân bay tên là Vương Đông và Mã Lỗi thường trú ở Cam Túc (Trung Quốc).
Trong tháng tiếp theo, ông Hiệp gặp lại Vương Đông hai lần ở sân bay, vẫn phương thức giao dịch như cũ, nhưng địa điểm được đổi sang chỗ khác.
Ngoài liên lạc với ông Hiệp, hai người này còn giao dịch với 6 người nữa.
Toàn bộ sa lưới
Cảnh sát điều hướng theo dõi thêm sang Vương Đông, theo như camera giám sát trong khu chung cư của Vương Đông ghi lại, thường xuyên có một chiếc ô tô 7 chỗ mang biển số Thâm Quyến rất hay tới lui. Sau đó xuất hiện hai người đàn ông lạ mặt bước từ xe xuống và vào bên trong tòa nhà chung cư bằng thẻ ra vào.
Điều đáng chú ý hơn cả, lúc xuống họ mang theo 4 chiếc vali hệt như mấy chiếc vali của của ông Hiệp và những người khác mà Vương Đông giao dịch. Sau khi xác minh, chiếc ô tô mang biển Thâm Quyến này thuộc sở công ty là vợ chồng ông Hiệp đăng ký. Mà người đăng ký công ty chính là Lâm Tuấn, ở tình Quảng Đông.
Cảnh sát cho biết thêm, tài khoản ngân hàng của Lâm Tuấn mỗi ngày đều có tài khoản nước ngoài chuyển một số tiền nhân dân tệ. Số tiền này Lâm Tuấn lại lập tức chuyển cho người khác. Theo nhận định của cảnh sát, chủ đường dây mua bán ngoại tệ trái phép này chính là Lâm Tuấn.
Mọi thông tin cảnh sát đã nắm rõ, chỉ có đợi thời cơ chín muồi để gia tay bắt nhóm tội phạm này. Ngày 4 tháng 12 năm 2017, đội cảnh sát đặc nhiệm đã cùng cảnh sát tỉnh Quảng Châu, Thâm Quyến, Thanh Điền,... phối hợp với nhau để triệt phá băng đảng.
Hai ngày sau, Vương Đông đến sân bay để trao đổi vali cùng hai người khác rồi thuê một khách sạn gần đó. Khoảng 22h cùng ngày, có 2 người khác vào phòng của của Vương Đông. Biết tin, cảnh sát ập vào phòng và khống chế 3 người.
Dựa vào lời khai, cảnh sát đã triệt phá thành công đường dây buôn bán ngoại tệ trái phép, bắt giữ 17 nghi phạm, bao gồm cả Lâm Tuấn. Số ngoại tệ thu giữ trong vụ án này đã được gửi đến một ngân hàng ở huyện Thanh Điền để kiểm đếm. Nhân viên ngân hàng phải mất 7 giờ mới có thể kiểm đếm hết. Theo như thống kế tổng số tiền liên quan đến đường dây lên đến 70 nghìn tỷ đồng.
Qua sự việc này, cảnh sát Trung Quốc cảnh báo đến mọi người dân: “ Bất kỳ việc mua bán ngoại tệ theo giao dịch cá nhân đều là bất hợp pháp. Nếu muốn đổi ngoại tệ hãy đến ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng được phép để giao dịch”.
Nhịp sống thị trường