MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

1 ngành học "khát" ít nhất 10.800 nhân lực/năm nhưng nhiều người trẻ không biết tới: Cơ hội siêu rộng mở, thu nhập tới 65 triệu đồng/tháng mà điểm đầu vào khá “dễ thở”

24-07-2024 - 00:06 AM | Sống

Ngành học này đang được nhiều người trẻ quan tâm vì có tiềm năng rất lớn.

Ngành học "khan hiếm" nhân lực

Với dân số trên 99 triệu người cùng bối cảnh xã hội phát triển khi thu nhập đầu người tăng lên, người tiêu dùng trở nên rất "thông thái", yêu thích lựa chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ và thân thiện với môi trường. Ngành công nghệ thực phẩm là ngành học đón đầu xu thế, có thể ứng dụng đa dạng vào cuộc sống hàng ngày.

1 ngành học

Công nghệ thực phẩm rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành học chuyên về nghiên cứu thực phẩm, bảo quản và chế biến nông sản. Ngành học này được ứng dụng trong lĩnh vực ăn uống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hay tất cả các vấn đề liên quan đến công nghệ thực phẩm nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng, phục vụ an toàn về nhu cầu ăn uống của con người.

Ngành công chế biến nghệ thực phẩm cũng là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính được Chính phủ lựa chọn ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035.

Theo báo cáo về nhu cầu nhân lực dự tính đến năm 2030, ngành công nghệ thực phẩm là 1 trong 9 nhóm ngành cần bổ sung nhân lực cho sự phát triển mạnh mẽ.  Chỉ riêng tại TP. Hồ Chí Minh,  giai đoạn 2015 – 2020 đến năm 2025 mỗi năm cần có thêm 10.800 nhân lực ngành Chế biến tinh lương thực thực phẩm... Vì thế, đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao cho ngành này vẫn là một bài toán khó cho các công ty, nhà máy, viện nghiên cứu, trường học,... thuộc lĩnh vực thực phẩm.

Cơ hội rộng mở với mức lương hấp dẫn

Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về: hóa học, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, cách chế biến, nguyên liệu chế biến, đánh giá chất lượng thực phẩm,... để phục vụ thị trường.

1 ngành học

Ngành công nghệ thực phẩm phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng mềm quan trọng như: kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin, kỹ năng phân tích chất lượng, kỹ năng tính toán các thông số công nghệ để lựa chọn máy móc, đồ dụng phù hợp cho quá trình sản xuất thực phẩm,...

Sau khi ra trường, sinh viên có cơ hội việc làm hấp dẫn với nhiều vị trí công việc từ cán bộ, công chức trong các cơ quan nghiên cứu, trường học hay nhân viên kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm, phòng, bộ đến kỹ sư chế biến thực phẩm trong các doanh nghiệp,...

Và mức lương của ngành này cũng giống với các ngành khác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Với những người lao động có kinh nghiệm, tuổi nghề lâu năm như chuyên viên, kỹ sư, nhà quản lý, giám sát sẽ có thu nhập bình quân từ 14 - 20 triệu/ tháng. Và thu nhập từ 45 - 65 triệu/ tháng cho vị trí việc làm tại các tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia.

Điểm chuẩn "dễ thở"

1 ngành học

Ở Việt Nam hiện có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm cho thí sinh đa dạng cơ hội lựa chọn. Năm 2023, Học viện Nông nghiệp Việt Nam lấy điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm là có điểm chuẩn là 19 điểm với các khối xét tuyển là A00, B00, D01 và D07.

Điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2023 là 23,51 điểm với điều kiện đi kèm là Toán >= 7,8 điểm cùng thứ tự nguyện vọng không quá 3.

Tại trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM, điểm chuẩn ngành Công nghệ thực phẩm là 22,5 điểm với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT và 24 điểm với phương thức xét tuyển thẳng theo đề án riêng.

Ngoài ra, Trường Đại học Bách khoa TPHCM, và Trường Đại học Mở TPHCM lấy lần lượt là 24,3 và 20,9 điểm với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Lưu Ly

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên